Làng gốm Bàu Trúc nằm ở ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10 km về hướng nam. Đây là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Ảnh: Linh San.
Làng gốm Bàu Trúc có khá nhiều điểm khác biệt. Chỉ có nữ giới mới được làm gốm. Đây cũng là lý do một bé gái ở đây thông thạo về gốm hơn một ông lão tóc bạc.
Các nghệ nhân chỉ dùng tay để tạo nên tác phẩm chứ không dùng bàn xoay. Vì thế, đường nét của sản phẩm không mềm mại, nhẵn mịn mà thô ráp, sần sùi. Ảnh: Linh San.
Hoa tiết, hoa văn trên gốm thường được tạo hình từ muỗng, nắp chai, bánh xe đồ chơi trẻ em, vỏ sò, hoa văn thực vật, móng tay.... Song qua bàn tay khéo léo của người thợ, những họa tiết trên trở nên mềm mại, có sức sống. Ảnh: Linh San.
Sau khi nặn xong, gốm được nung lộ thiên ở nhiệt độ khoảng từ 500-600 độ C trong 6 giờ, sau đó được lấy ra để phun màu, rồi tiếp tục nung trong 2 giờ. Do đó, gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu. Ảnh: Linh San.
Làng Chăm Mỹ Nghiệp hay làng Chăm Irahani, là làng nghề cổ thuộc huyện Ninh Phước, nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10 km về phía nam theo Quốc lộ 1A.
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 17, thấy vùng đất này thích hợp với nghề dệt, bà Pơnaga đã truyền lại nghề cho hai vợ chồng sống ở làng Chaleng thời xưa (làng Mỹ Nghiệp ngày nay) là ông Xa và bà Chaleng. Bà là nghệ nhân đầu tiên tạo ra nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Phanrangninhthuan.
Đến làng nghề, bạn sẽ được tham quan quy trình cán hạt lấy bông, se chỉ, nghe tiếng máy dệt lách cách hay nhận ra những hoa văn đang dần hình thành dưới bàn tay thoăn thoắt của người dệt. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN.
Để hội nhập và phát triển, hiện, những chiếc máy dệt cho năng suất cao hơn đang dần thay thế công cụ dệt tay. Họa tiết, hoa văn và sản phẩm làm từ thổ cẩm cũng phong phú hơn để phù hợp với thị hiếu c ủa người dùng. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN.
Theo Zing