26. “Hòn đảo đội mây” kỳ lạ thuộc quần đảo Faroe. Đảo Litla Dimun là một địa chỉ kích thích sự tò mò khám phá của du khách chính bởi “chiếc mũ” bằng mây trắng trên đỉnh cao nhất.Ảnh: Andrea Dimun
25. Lốc xoáy lửa ở Úc: Lốc xoáy lửa còn được mệnh danh là “con quỷ lửa”, thường chỉ kéo dài khoảng 2 phút và rất hiếm gặp trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho biết khi khối không khí nóng trên cao gặp khối không khí lạnh dưới mặt đất cùng với những đám cháy sẽ gây ra hiện tượng này và tạo thành những hình ảnh vô cùng ma quái, rùng rợn. Ảnh: Internet
24. Mạch nước phun ở Haukadalur, Iceland: Haukadalur là thung lũng chứa các mạch nước phun rộng lớn và nổi tiếng nhất Iceland, bao gồm Geysir và Strokkur. Với vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy, các hoạt động địa chất của hệ thống núi lửa ngầm nơi đây có thể làm cho mạch nước phun trào với độ cao lên đến 70m. Ảnh: Bobby Chan
23. Tảng băng trôi kẻ sọc ở Nam Cực: Hầu hết các tảng băng trôi đều có các sọc xanh da trời và xanh lá cây nhưng thỉnh thoảng cũng có sọc màu nâu. Hiện tượng này thường xảy ra tại Nam Cực. Các tảng băng trôi có sọc với nhiều màu khác nhau bao gồm vàng, nâu, đen và xanh da trời khá phổ biến tại những vùng nước lạnh quanh Nam Cực. Chúng được hình thành khi những mảng băng lớn gãy khỏi núi băng và rơi xuống biển.Ảnh: Internet
22. Cầu vồng dưới chân thác Snoqualmie, Seattle, Hoa Kỳ: Cầu vồng rực rỡ ở chân thác Snoqualmie Falls, phía đông Seattle cách Washington 30 dặm. Ảnh: Kendra cochran
21. Thuỷ triều đỏ tại vùng biển La Jolla, San Diego, Mỹ: Khi xảy ra những biến đổi về khí hậu và môi trường, các dòng nước dọc theo bờ biển La Jolla, San Diego lần lượt chuyển thành màu đỏ rực, tạo ra một hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp, đồng thời cũng là một vấn đề phiền phức cho môi trường: hiện tượng Thuỷ triều đỏ. Ảnh: Kai Schumann
20. Hiện tượng “Mặt trời giả” ở Churchill, Manitoba, Canada: Những cung sáng nhiều màu sắc thỉnh thoảng xuất hiện bên cạnh mặt trời, cách mặt trời 22 độ và nằm ở phía trên đường chân trời được gọi là mặt trời giả. Chúng chính là một vầng hào quang xung quanh mặt trời.Ảnh: Norbert Rosing
19. Thác Uluru (Ayers Rock) vùng lãnh thổ phía Bắc Australia: Các suối nước chảy tràn như thác đổ trên ngọn núi thiêng Uluru, một trong những kỳ quan tự nhiên giàu tính biểu tượng nhất Australia, đã tạo nên cảnh tượng hùng vĩ hiếm gặp.Ảnh: Internet
18. Vẻ đẹp của hồ băng nhân tạo Abraham, Alberta, Canada: Abraham là hồ nhân tạo trên sông Bắc Saskatchewan ở miền tây của tỉnh Alberta, Canada. Hồ nổi tiếng với hình ảnh những bong bóng trắng xanh như những cục bông nhỏ dưới mặt nước đóng băng. Đây chính là những bọt khí mê tan được tích tụ lại.Ảnh: Mark Thiessen
17. “Lỗ mây” độc đáo trên bầu trời nước Áo: Đám mây kì lạ này đã làm không ít người yêu thiên văn tò mò và cảm thấy vô cùng thích thú. Nó đã từng bị nhầm tưởng là một lỗ hổng kỳ dị trên bầu trời hay thậm chí là một vật thể UFO.Ảnh: Internet
16. Cầu vồng mặt trăng ở thác Waimea, Hawaii: Cầu vồng mặt trăng là một trong 20 hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp và khó quan sát nhất. Chỉ ban đêm, mặt trăng ở vị trí thấp và trăng tròn, hoặc gần tròn, ánh sáng mà mặt trăng phản chiếu lại từ mặt trời gặp những giọt hơi ấm nhỏ li ti bay lên, khi ấy cầu vồng mặt trăng sẽ xuất hiện. Bởi ánh sáng mặt trăng chỉ là ánh sáng phản chiếu lại từ mặt trời, do đó nó yếu hơn rất nhiều và khiến cho cầu vồng mặt trăng càng trở nên khó quan sát hơn.Ảnh: Onei
15. “Những quả cầu lửa của rắn thần Naga” trên sông Mê Kông qua Thái Lan và Lào: Đây là hiện tượng bí ẩn được nhắc đến nhiều nhất trong hơn một thế kỷ qua.Vào đêm cuối cùng trong tuần chay của các tín đồ Phật giáo, có khoảng từ 200 đến 800 quả cầu lửa kích thước bằng quả trứng ngỗng, phát ra thứ ánh sáng rực rỡ đỏ hồng hoặc đỏ thẫm, bay vụt lên từ mặt nước tối thẫm của đoạn sông Mekong dài gần 100 km - biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan. Hiện tượng này tạo nên một quang cảnh khác thường.Ảnh: Internet
14. Những hòn đá dịch chuyển ở Thung lũng Chết, California, Hoa Kỳ: Nằm trong lòng hồ khô cạn ở Racetrack, Thung lũng chết có những hòn đá nặng tới hơn 300kg đang ngày đêm “đi qua đi lại” một cách bí ẩn mà không chịu bất kì một tác động ngoại cảnh nào. Đá di chuyển để lại sau chúng những con đường mòn theo nhiều hướng khác nhau.Ảnh: Internet
13. Hoa tuyết tuyệt đẹp ở Bắc Băng Dương: Hoa tuyết là hiện tượng kỳ lạ nổi tiếng ở Bắc Băng Dương, được hình thành trong sự “khiếm khuyết” của lớp băng trên bề mặt biển, giữa cái lạnh gần -22 độ C.Ảnh: Mattias Wietz
12. Quầng mặt trời rực rỡ ở Lithuania: Được hình thành do ánh sáng mặt trời phản chiếu qua các đám mây tầng cao rồi bị khúc xạ, phản sinh ra những vòng tròn. Quầng mặt trời có 7 màu sắc như cầu vồng nhưng sắp xếp theo chiều ngược lại. Trong cùng là màu đỏ, tiếp đến là da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ảnh: Lukas Jonaitis
11. Bão vòi rồng Supercell, Mỹlà một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét. Được mệnh danh là "mẹ của vòi rồng" vì có khả năng tạo ra lốc xoáy, Supercell có độ cao lên tới 10 km, phạm vi lớn và có thể mở rộng nhiều km. Ảnh: Sean Heavey
10. Cầu vồng lửa, Florida, Hoa Kỳ: Dù tên gọi hoa mỹ là vậy nhưng cầu vồng lửa chẳng phải lửa hay cầu vồng, mà thật ra là mây ngũ sắc - một hiện tượng được tạo nên bởi sự tập trung của các giọt nước với kích thước gần như đồng nhất.Ảnh: Ken Rotberg
9. Cực quang kỳ ảo trên bầu trời Na Uy: Những hạt tích điện sinh ra sau vụ nổ trên bề mặt mặt trời và lao tới trái đất với vận tốc cực nhanh, tạo ra trên bầu trời miền bắc Na Uy những kì quan ánh sáng của tự nhiên.Ảnh: Lars-Espen Langhaug
8. Foxfire – “lửa cổ tích” ở núi Vernon, Wisconsin, Mỹ đôi khi được gọi là "lửa cổ tích", là hiện tượng phát quang sinh học được tạo ra bởi một số loài nấm có trong các thân gỗ mục nát. Chúng thường toả ra ánh sáng màu xanh lá, trong bóng tối có cảm giác như những ngọn lửa.Ảnh: Internet
7. Những đám mây xà cừ trên bầu trời Nam Cực trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối. Đa phần mây xà cừ chỉ nhìn rõ được trong khoảng 2 giờ đồng hồ sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Đó là thời điểm chúng bừng sáng một cách khó tin với vô số dải màu sống động và từ từ biến đổi.Ảnh: Deven Stross
6. Hồ muối đỏ Laguna Colorada, BoliviaLaguna được gọi là hồ muối đỏ vì nhìn từ xa, mặt nước hồ có màu đỏ do lớp trầm tích lắng đọng tạo nên và xung quanh khu vực này là sự hiện diện của những đảo muối borac trắng xóa. Sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc đỏ và trắng nổi bật đã trở thành những yếu tố tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan hồ muối đỏ Laguna Colorada hàng năm.Ảnh: Matt Walker
5. Horsetail Fall (Thác Đuôi Ngựa), Công viên quốc gia Yosemite, Mỹ: Ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn chiếu vào thác Horsetail làm cho nó rực lên như một ngọn lửa. Hiện tượng tự nhiên này chỉ xảy ra trong 2 tuần vào tháng Hai, nó gợi nhớ về một ngọn thác lửa than hồng do các nhân viên của công viên đổ qua mũi Glacier để cho du khách chiêm ngưỡng từ năm 1968.Ảnh: Internet
4. Hồ Retba ở Senegal: Điểm khác biệt và nổi bật của hồ Retba chính là ở màu sắc lạ thường, độc đáo. Tùy vào các thời điểm trong ngày, nước ở đây sẽ chuyển từ màu tím nhạt sang màu sữa dâu ngọt ngào.Ảnh: Internet
3. “Hang động giai điệu” Fingal của Scotland: Nằm trên hòn đảo Staffa, Fingal là một hang động biển vô cùng độc đáo bởi các cột đá bazan hình lục giác và âm thanh phát ra từ những con sóng xô vào ghềnh đá.Ảnh: Darby Sawchuk
2. Sấm sét núi lửa Chaiten ở ChileSau khi ngủ yên 9.500 năm, núi lửa Chaiten đã hoạt động trở lại từ tháng 5/2008 và đang tiếp tục hoạt động. Chaiten có thể nhả khói bụi bay cao tới 30.000m và kèm theo trận sấm sét mang vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục những cũng đầy rẫy nguy hiểm.Ảnh: Carlos Gutierrez
1. Sét Catatumbo ở sông Maracaibo, Venezuela: Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên khu vực đầm lầy tại cửa sông Catalumbo, nơi nó đổ vào hồ Maracaibo, với các trận dông tố nhiều sấm sét diễn ra khoảng 10 giờ mỗi đêm, 140 tới 160 đêm mỗi năm, với tổng cộng khoảng trên 1 triệu tia sét đánh mỗi năm. Sét từ hoạt động dông tố này có thể nhận thấy từ xa tới 40 km và từng được sử dụng như là một dạng tín hiệu để định hướng và dẫn đường cho tàu bè.Ảnh: Internet
26. “Hòn đảo đội mây” kỳ lạ thuộc quần đảo Faroe. Đảo Litla Dimun là một địa chỉ kích thích sự tò mò khám phá của du khách chính bởi “chiếc mũ” bằng mây trắng trên đỉnh cao nhất.Ảnh: Andrea Dimun
25. Lốc xoáy lửa ở Úc: Lốc xoáy lửa còn được mệnh danh là “con quỷ lửa”, thường chỉ kéo dài khoảng 2 phút và rất hiếm gặp trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho biết khi khối không khí nóng trên cao gặp khối không khí lạnh dưới mặt đất cùng với những đám cháy sẽ gây ra hiện tượng này và tạo thành những hình ảnh vô cùng ma quái, rùng rợn. Ảnh: Internet
24. Mạch nước phun ở Haukadalur, Iceland: Haukadalur là thung lũng chứa các mạch nước phun rộng lớn và nổi tiếng nhất Iceland, bao gồm Geysir và Strokkur. Với vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy, các hoạt động địa chất của hệ thống núi lửa ngầm nơi đây có thể làm cho mạch nước phun trào với độ cao lên đến 70m. Ảnh: Bobby Chan
23. Tảng băng trôi kẻ sọc ở Nam Cực: Hầu hết các tảng băng trôi đều có các sọc xanh da trời và xanh lá cây nhưng thỉnh thoảng cũng có sọc màu nâu. Hiện tượng này thường xảy ra tại Nam Cực. Các tảng băng trôi có sọc với nhiều màu khác nhau bao gồm vàng, nâu, đen và xanh da trời khá phổ biến tại những vùng nước lạnh quanh Nam Cực. Chúng được hình thành khi những mảng băng lớn gãy khỏi núi băng và rơi xuống biển.Ảnh: Internet
22. Cầu vồng dưới chân thác Snoqualmie, Seattle, Hoa Kỳ: Cầu vồng rực rỡ ở chân thác Snoqualmie Falls, phía đông Seattle cách Washington 30 dặm. Ảnh: Kendra cochran
21. Thuỷ triều đỏ tại vùng biển La Jolla, San Diego, Mỹ: Khi xảy ra những biến đổi về khí hậu và môi trường, các dòng nước dọc theo bờ biển La Jolla, San Diego lần lượt chuyển thành màu đỏ rực, tạo ra một hiệu ứng hình ảnh tuyệt đẹp, đồng thời cũng là một vấn đề phiền phức cho môi trường: hiện tượng Thuỷ triều đỏ. Ảnh: Kai Schumann
20. Hiện tượng “Mặt trời giả” ở Churchill, Manitoba, Canada: Những cung sáng nhiều màu sắc thỉnh thoảng xuất hiện bên cạnh mặt trời, cách mặt trời 22 độ và nằm ở phía trên đường chân trời được gọi là mặt trời giả. Chúng chính là một vầng hào quang xung quanh mặt trời.Ảnh: Norbert Rosing
19. Thác Uluru (Ayers Rock) vùng lãnh thổ phía Bắc Australia: Các suối nước chảy tràn như thác đổ trên ngọn núi thiêng Uluru, một trong những kỳ quan tự nhiên giàu tính biểu tượng nhất Australia, đã tạo nên cảnh tượng hùng vĩ hiếm gặp.Ảnh: Internet
18. Vẻ đẹp của hồ băng nhân tạo Abraham, Alberta, Canada: Abraham là hồ nhân tạo trên sông Bắc Saskatchewan ở miền tây của tỉnh Alberta, Canada. Hồ nổi tiếng với hình ảnh những bong bóng trắng xanh như những cục bông nhỏ dưới mặt nước đóng băng. Đây chính là những bọt khí mê tan được tích tụ lại.Ảnh: Mark Thiessen
17. “Lỗ mây” độc đáo trên bầu trời nước Áo: Đám mây kì lạ này đã làm không ít người yêu thiên văn tò mò và cảm thấy vô cùng thích thú. Nó đã từng bị nhầm tưởng là một lỗ hổng kỳ dị trên bầu trời hay thậm chí là một vật thể UFO.Ảnh: Internet
16. Cầu vồng mặt trăng ở thác Waimea, Hawaii: Cầu vồng mặt trăng là một trong 20 hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp và khó quan sát nhất. Chỉ ban đêm, mặt trăng ở vị trí thấp và trăng tròn, hoặc gần tròn, ánh sáng mà mặt trăng phản chiếu lại từ mặt trời gặp những giọt hơi ấm nhỏ li ti bay lên, khi ấy cầu vồng mặt trăng sẽ xuất hiện. Bởi ánh sáng mặt trăng chỉ là ánh sáng phản chiếu lại từ mặt trời, do đó nó yếu hơn rất nhiều và khiến cho cầu vồng mặt trăng càng trở nên khó quan sát hơn.Ảnh: Onei
15. “Những quả cầu lửa của rắn thần Naga” trên sông Mê Kông qua Thái Lan và Lào: Đây là hiện tượng bí ẩn được nhắc đến nhiều nhất trong hơn một thế kỷ qua.Vào đêm cuối cùng trong tuần chay của các tín đồ Phật giáo, có khoảng từ 200 đến 800 quả cầu lửa kích thước bằng quả trứng ngỗng, phát ra thứ ánh sáng rực rỡ đỏ hồng hoặc đỏ thẫm, bay vụt lên từ mặt nước tối thẫm của đoạn sông Mekong dài gần 100 km - biên giới tự nhiên giữa Lào và Thái Lan. Hiện tượng này tạo nên một quang cảnh khác thường.Ảnh: Internet
14. Những hòn đá dịch chuyển ở Thung lũng Chết, California, Hoa Kỳ: Nằm trong lòng hồ khô cạn ở Racetrack, Thung lũng chết có những hòn đá nặng tới hơn 300kg đang ngày đêm “đi qua đi lại” một cách bí ẩn mà không chịu bất kì một tác động ngoại cảnh nào. Đá di chuyển để lại sau chúng những con đường mòn theo nhiều hướng khác nhau.Ảnh: Internet
13. Hoa tuyết tuyệt đẹp ở Bắc Băng Dương: Hoa tuyết là hiện tượng kỳ lạ nổi tiếng ở Bắc Băng Dương, được hình thành trong sự “khiếm khuyết” của lớp băng trên bề mặt biển, giữa cái lạnh gần -22 độ C.Ảnh: Mattias Wietz
12. Quầng mặt trời rực rỡ ở Lithuania: Được hình thành do ánh sáng mặt trời phản chiếu qua các đám mây tầng cao rồi bị khúc xạ, phản sinh ra những vòng tròn. Quầng mặt trời có 7 màu sắc như cầu vồng nhưng sắp xếp theo chiều ngược lại. Trong cùng là màu đỏ, tiếp đến là da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ảnh: Lukas Jonaitis
11. Bão vòi rồng Supercell, Mỹlà một hiện tượng bão hiếm gặp, với những đám mây xoay liên tục theo chiều thẳng đứng kèm theo mưa đá, gió lớn và sét. Được mệnh danh là "mẹ của vòi rồng" vì có khả năng tạo ra lốc xoáy, Supercell có độ cao lên tới 10 km, phạm vi lớn và có thể mở rộng nhiều km. Ảnh: Sean Heavey
10. Cầu vồng lửa, Florida, Hoa Kỳ: Dù tên gọi hoa mỹ là vậy nhưng cầu vồng lửa chẳng phải lửa hay cầu vồng, mà thật ra là mây ngũ sắc - một hiện tượng được tạo nên bởi sự tập trung của các giọt nước với kích thước gần như đồng nhất.Ảnh: Ken Rotberg
9. Cực quang kỳ ảo trên bầu trời Na Uy: Những hạt tích điện sinh ra sau vụ nổ trên bề mặt mặt trời và lao tới trái đất với vận tốc cực nhanh, tạo ra trên bầu trời miền bắc Na Uy những kì quan ánh sáng của tự nhiên.Ảnh: Lars-Espen Langhaug
8. Foxfire – “lửa cổ tích” ở núi Vernon, Wisconsin, Mỹ đôi khi được gọi là "lửa cổ tích", là hiện tượng phát quang sinh học được tạo ra bởi một số loài nấm có trong các thân gỗ mục nát. Chúng thường toả ra ánh sáng màu xanh lá, trong bóng tối có cảm giác như những ngọn lửa.Ảnh: Internet
7. Những đám mây xà cừ trên bầu trời Nam Cực trông giống như những tấm màng mỏng, nhẹ nhàng cuộn lại rồi bung ra, trải rộng rồi sau đó co lại trên bầu trời nhá nhem sáng tối. Đa phần mây xà cừ chỉ nhìn rõ được trong khoảng 2 giờ đồng hồ sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Đó là thời điểm chúng bừng sáng một cách khó tin với vô số dải màu sống động và từ từ biến đổi.Ảnh: Deven Stross
6. Hồ muối đỏ Laguna Colorada, BoliviaLaguna được gọi là hồ muối đỏ vì nhìn từ xa, mặt nước hồ có màu đỏ do lớp trầm tích lắng đọng tạo nên và xung quanh khu vực này là sự hiện diện của những đảo muối borac trắng xóa. Sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc đỏ và trắng nổi bật đã trở thành những yếu tố tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và thu hút đông đảo du khách quốc tế đến tham quan hồ muối đỏ Laguna Colorada hàng năm.Ảnh: Matt Walker
5. Horsetail Fall (Thác Đuôi Ngựa), Công viên quốc gia Yosemite, Mỹ: Ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn chiếu vào thác Horsetail làm cho nó rực lên như một ngọn lửa. Hiện tượng tự nhiên này chỉ xảy ra trong 2 tuần vào tháng Hai, nó gợi nhớ về một ngọn thác lửa than hồng do các nhân viên của công viên đổ qua mũi Glacier để cho du khách chiêm ngưỡng từ năm 1968.Ảnh: Internet
4. Hồ Retba ở Senegal: Điểm khác biệt và nổi bật của hồ Retba chính là ở màu sắc lạ thường, độc đáo. Tùy vào các thời điểm trong ngày, nước ở đây sẽ chuyển từ màu tím nhạt sang màu sữa dâu ngọt ngào.Ảnh: Internet
3. “Hang động giai điệu” Fingal của Scotland: Nằm trên hòn đảo Staffa, Fingal là một hang động biển vô cùng độc đáo bởi các cột đá bazan hình lục giác và âm thanh phát ra từ những con sóng xô vào ghềnh đá.Ảnh: Darby Sawchuk
2. Sấm sét núi lửa Chaiten ở ChileSau khi ngủ yên 9.500 năm, núi lửa Chaiten đã hoạt động trở lại từ tháng 5/2008 và đang tiếp tục hoạt động. Chaiten có thể nhả khói bụi bay cao tới 30.000m và kèm theo trận sấm sét mang vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục những cũng đầy rẫy nguy hiểm.Ảnh: Carlos Gutierrez
1. Sét Catatumbo ở sông Maracaibo, Venezuela: Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra trên khu vực đầm lầy tại cửa sông Catalumbo, nơi nó đổ vào hồ Maracaibo, với các trận dông tố nhiều sấm sét diễn ra khoảng 10 giờ mỗi đêm, 140 tới 160 đêm mỗi năm, với tổng cộng khoảng trên 1 triệu tia sét đánh mỗi năm. Sét từ hoạt động dông tố này có thể nhận thấy từ xa tới 40 km và từng được sử dụng như là một dạng tín hiệu để định hướng và dẫn đường cho tàu bè.Ảnh: Internet
Mi Châu/ Placetosee