Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo và có niên đại cuối thế kỷ 17.
Một trong những nét đặc sắc của đình Chu Quyến là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc trên cấu kiện gỗ. Điểm đặc biệt phải kể đến hình tượng rồng - đề tài chủ đạo ở đình Chàng được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau.
Phân loại theo chức năng, đình Chu Quyến thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng. Còn theo phân loại chung, nơi này lại là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đình đã được Bộ Văn hóa xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa.
Người cưỡi hổ là một tạo hình điêu khắc đẹp và ấn tượng khác rất đặc trưng ở đình Chu Quyến.
Đình Mông Phụ nằm ở trung tâm làng cổ Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Theo nhiều nghiên cứu, đình được xây dựng vào giai đoạn Hậu Lê và đầu thời nhà Nguyễn. Gian giữa đại đình có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Ban thờ lớn được trang trí bằng tượng rồng, hổ phù...
Rồng là hình tượng chính, thể hiện ước muốn mưa thuận gió hòa của dân làng. Đến đình Mông Phụ, du khách cũng dễ tìm thấy những tác phẩm điêu khắc rồng tinh xảo.
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống và có một cảnh sắc đồng quê thanh bình nên thu hút rất nhiều du khách cả trong, ngoài nước.
Không chỉ được biết đến như một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, với gần 500 tuổi, đình Tây Đằng còn sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, có một không hai. Phía trước đình Tây Đằng là một hồ bán nguyệt lớn
Ngoài ra, phía sau đình Tây Đằng còn có giếng cổ. Vừa qua, ngôi đình thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh – vị đệ nhất phúc thần của người Nam – đã vinh dự được nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.
Nơi đặt bài vị thờ nằm trên gác lửng của gian giữa. Bên cạnh giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn thánh (Sơn Tinh) – một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự thiên nhiên, được dân chúng suy tôn là bậc thánh; Thánh Gióng và Thần Nông.