Bò nầm nướng
Một phần bò nầm nướng phong phú với nầm, bắp bò, ba chỉ, nấm kim chi, đậu bắp… Sau khi nướng chín, chấm từng miếng thịt còn nóng hổi vào tương ớt, cắn nhẹ. Chỉ như thế, mùi đặc trưng của nầm sẽ được gia vị, bơ, tương ớt "gói" vào bên bên khiến thực khách như đang thưởng thức vị ngon của nhũ.
Lẩu vịt om sấu
Nồi lẩu vịt om sấu đầy đặn với khoai môn, sấu tươi, nửa con vịt. Món ăn này dùng kèm với rau muống và bún hay mì... Lẩu mê hoặc người dùng với vị chua thanh của sấu; mềm chắc của thịt vịt; tươi thanh của rau. Vào những ngày lạnh gần đây, món ăn càng ấm nóng, dễ chịu.
Mì Chũ
Là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn). Nguyên liệu để làm ra mì Chũ là bao thai hồng, một loại gạo truyền thống nổi tiếng thơm dẻo. Mì Chũ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: nhúng để ăn lẩu, xào hoặc làm phở… Tại Sài Gòn, mì Chũ được dùng trong món lẩu vịt om sấu hay dùng kèm với nước dùng nấu từ xương hầm để tạo thành món mì Chũ. Về cơ bản, mì Chủ nước có vị thanh khá dễ chịu từ nước dùng cùng cảm giác dẻo dai, đậm đà, ngọt bùi.
Mì tim
Có thành phần khá đơn giản là mì tôm, rau cải xanh và một vài miếng tim heo. Nước dùng của món ăn được chế biến từ xương hầm trên lửa lớn nên có vị ngọt thanh, dễ chịu. Nếu không thích mì nước, bạn có thể gọi mì xào, món ăn sẽ đậm đà và thơm hơn.
Miến cá
Nếu miến lươn quá quen, bạn có thể chọn biến tấu mới của món ăn này, miến (trộn) cá. Món ăn là sự kết hợp trọn vẹn vị ngon của miến dong, tươi giòn của cần nước, dai mềm của chả cá cùng những lát các vàng vàng ruộm, giòm ươm. Nhiều thực khách có thói quen cho thẳng phần nước dùng dọn kèm vào tô miến. phương án này sẽ khiến món ăn mất ngon. Cách tốt nhất là dùng sen kẽ nước dùng với miến.
Theo Zing