1. Hậu môn hải ly
Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Thụy Điển cho biết, chất bài tiết từ hậu môn của hải ly có thể được dùng trong thực phẩm nướng để tạo ra một hương vị giống như… vanilla. Thực tế, phương pháp chiết xuất này đang được sử dụng rộng rãi để thay thế cho vani hương liệu.
2. Lông cơ thể
Được liệt kê trong mục "Thành phần" bằng tên L-Cysteine, đây là phụ liệu dùng phổ biến trong các loại bánh ngọt và hơn thế nữa. Hợp chất này được làm từ tóc người hoặc lông gia cầm và được sử dụng nhằm tăng cường hương vị. Dù có nguồn gốc như thế nào thì ngày nay việc sử dụng L-Cysteine đã là khá phổ biến.
3. Hắc ín (Nhựa than đá)
Hắc ín được dùng như một dạng màu thực phẩm trong các thực phẩm nhuộm màu nhân tạo. Nhựa than bắt đầu được sử dụng làm màu thực phẩm từ cách đây 120 năm. Dù ngành công nghiệp hiện đại gần như đã loại bỏ phụ gia này nhưng chất được dùng thay thế cũng không hẳn tốt hơn khi được chiết xuất từ dầu mỏ.
4. Chất chống đông
Hãy chú ý những nhãn thực phẩm trong thành phần xuất hiện "Propylene Glycol". Đây là hóa chất thường được dùng như một chất chống đông (nhưng ít độc hại hơn so với ethylene glycol, một sản phẩm tương tự khác). Chúng có mặt trong các loại dầu trộn salad bày bán rộng rãi trên thị trường.
5. Chất chống cháy
Đây là một loại brom dầu thực vật (BVO) thường được thêm vào hầu hết các loại nước ngọt có ga để ngăn sự bay mùi của đồ uống. Thành phần loại dầu này có chứa bromine - được sử dụng rỗng rãi trong đời sống như một chất chống cháy nổ và có thể gây độc. Mức độ tiêu thụ cao có thể dẫn tới suy giảm thần kinh và dậy thì sớm.
6. Phụ gia Diesel sinh học
Được biết tới với tên gọi chất chống oxy hóa - TBHQ. Đây là hóa chất gây nguy hại ở mức cao cho cơ thể. Đáng tiếc, ngày nay, TBHQ được sử dụng rộng tãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, cao su đặc biệt là dùng chống oxy hóa trong bảo quản dầu mỡ, trong bao gói thực phẩm có nhiều chất béo.
7. Cát
Một chiết xuất từ cát mang tên Silicon dioxide được sử dụng rỗng rãi như một chất chống vón cục trong các món súp và thường xuyên được sử dụng để kiểm soát độ ẩm. Nếu bát súp của bạn từng có một chút vị "gai góc", nay bạn đã có câu trả lời.
8. Phụ gia nhiên liệu máy bay
Hóa chất này được liệt kê trong bảng thành phần nhiều loại ngũ cốc với tên hydroxytoluene butylated (BHT) và cũng là một chất chống oxy hóa độc hại. BHT giúp bảo quản ngũ cốc được lâu hơn nhưng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
9. Hàn the
Hàn the có gốc hóa học là Natritetraborat. Đây là tinh thể không màu, có vị chua và hơi đắng, có thể hòa tan được trong nước và rượu. Khi xâm nhập vào cơ thể, hàn the sẽ không được bài tiết hoàn toàn mà tích tụ lại khoảng 15%, việc sử dụng hàn the trong thời gian dài có thể dây tổn thương gan, teo tinh hoàn, sút cân…
Hàn the được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu nhưng chúng lại có tác dụng khiến thực phẩm trở nên dai hơn nên nhiều nhà sản xuất sử dụng hàn the trong sản xuất thực phẩm bất chấp sự lên án gay gắt của các tổ chức quốc tế và người tiêu dùng.
Theo Yan