Cả ba loại mì nổi tiếng này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi lẽ nguồn gốc đều từ bột mì, hay lúa mì. Lúa mì vốn được trồng từ năm 7000 trước Công nguyên ở vùng Lưỡng Hà, sau đó được những người di cư mang đến Tân Cương. Từ bột mì, những cư dân Tân Cương đã làm ra chiếc bánh tròn, dẹt. Rồi thay vì đem nướng miếng bột nhồi, những phụ nữ rảnh rang xắt mỏng nó ra, tạo nên một dạng thực phẩm mới gọi là “reshteh”, trong ngôn ngữ Farsi có nghĩa là “sợi mảnh”. Món mì đầu tiên của nhân loại ra đời, được ăn cùng súp thịt cừu, cà chua và tiêu xanh.
Mì Pasta
Trong tiếng Ý, Pasta là tên gọi chung cho các món mì hay nui làm từ bột mì, thường gọi là mì Ý. Có nhiều ý kiến trái ngược về nguồn gốc của “món mì đến từ nước Ý” này. Quan điểm phổ biến nhất cho rằng mì sợi có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được nhà thám hiểm Marco Polo mang về đất nước hình chiếc ủng sau chuyến du hành 24 năm khắp miền Viễn Đông của ông và tạo ra biến thể mì kiểu nước Ý.
Điểm đặc biệt nhất giúp phân biệt “nữ hoàng ẩm thực Ý” với mì của nước khác là nhờ bột mì semolina được làm từ loại lúa mì cứng nhất có màu hổ phách.
Ram
Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản thời Meiji. Năm 1950, một người từ Trung Quốc trở về Nhật Bản đã bắt đầu làm món Sapporo Ramen ở Hokkaido, từ đó món mì sợi và từ Ramen trở nên phổ biến khắp nước Nhật. Hầu như mọi địa phương ở Nhật đều có Ramen của riêng mình, từ Tonkatsu ramen của Kyuushuu tới Miso ramen của Hokkaido. Trong vài thập kỷ gần đây, sợi mì Ramen chan nước dùng với thịt lợn thái lát, rong biển, kamaboko, hành xanh... đã trở thành món ăn nổi tiếng, được yêu thích không chỉ ở nước Nhật.
Mì đen
Mì Jajangmyun (mì tương đen) Hàn Quốc là món mì ăn liền được phủ lên một lớp nước xốt, nước xốt này được làm từ chunjang (một loại đậu tương đen), ngoài ra Jajangmyun còn bao gồm thịt, rau thái nhỏ và hải sản.
Tuy có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng Jajangmyun lại nổi tiếng trên đất nước Hàn Quốc. Tại một số quốc gia khác món mì này cũng được chế biến để phục vụ những công dân Hàn ở đó.
Theo Yan