Ở Nhật Bản, ‘Kami’ có nghĩa là giấy, và ‘Nabe’ có nghĩa là lẩu. Thật đơn giản phải không?
Nếu bạn đã từng đến nhà hàng Wa Japanese Cuisine, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều loại lẩu giấy trong thực đơn. Những món ăn này thường được phục vụ theo phong cách truyền thống của Nhật Bản gọi là ‘ryokan’. Lẩu giấy thường được trình bày rất thanh tao, với đồ ăn và các loại nguyên liệu đi kèm được bày biện trên 1 tờ giấy và được… nấu trên bàn ăn. Bạn sẽ cảm thấy ma thuật ngay trước mặt khi mà thức ăn có thể được nấu trực tiếp trên lửa mà tờ giấy vẫn… nguyên vẹn!
Lẩu giấy thường được phục vụ theo phong cách truyền thông của Nhật Bản gọi là ‘ryokan’ |
Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với cách một tờ giấy có thể chịu được nhiệt từ việc đốt nóng trực tiếp mà không cần bất cứ sự bao bọc nào, hơn nữa lại còn nấu được cả đồ ăn trên đó?! Sau một vài những thí nghiệm tại trường, thường lấy là kể cả giấy ẩm cũng bị đốt nóng trên lửa nhưng với lẩu giấy, tờ giấy hoàn toàn khô cong và nước lẩu được chiết ra từ các nguyên liệu trong đó.
Bạn có biết bí mật đằng sau điều kì diệu mang tên “lẩu giấy” này?
“Lẩu giấy”, trong đó bí mật nằm ở một loại giấy được gọi là “washi” (giấy Nhật Bản) với cấu trúc tương đối dày. “Washi” được phát minh vào thời Edo (từ năm 1600 – 1868) ở Nhật Bản và được sử dụng trong rất nhiều nghệ thuật truyền thống như origami (nghệ thuật gấp giấy), ukiyo-e (tranh khắc gỗ) và sumi-e (tranh thư pháp).
Loại giấy này cực kì bền khi tiếp xúc với nước và nhiệt độ. Tuy nhiên ngay cả độ dày và cứng cáp đó cũng không giúp lẩu giấy có thể được thực hiện trong ngọn lửa. Nhìn chung thì một chiếc cốc giấy cũng không để cháy khi đặt chúng lên trên ngọn lửa bởi nước sẽ không làm tờ giấy nóng lên khi đạt được nhiệt độ sôi. Tuy nhiên nếu giấy đủ dày, nó sẽ cháy. Vậy điều gì thực sự làm cho giấy chịu được nhiệt?
Bí mật nằm ở một lớp đặc biệt nằm trên cả 2 mặt của tờ giấy. Phía trực tiếp tiếp xúc với ngọn lửa sẽ có một lớp phủ dày hơn để giữ nhiệt độ luôn thấp hơn 160°C. Việc ứng dụng lớp phủ đặc biệt này cho phép lẩu giấy chịu nhiệt khi bị đốt và nấu thức ăn cùng lúc.
Bên cạnh việc trông món ăn trở nên thanh lịch, tao nhã hơn, lẩu giấy còn được dùng để loại bỏ những phẩm hoá học của đồ ăn. Nó giúp loại trừ vị đắng hoặc kiềm trong nước lẩu. Lẩu giấy cũng rất phổ biến trong trong những đám cưới truyền thống và trong những bữa tiệc ở Nhật Bản.
Cùng chiêm ngưỡng bữa tiệc lẩu giấy duy nhất có tại Wa Japanese Cuisine, số 7 Trúc Bạch:
Một set lẩu cỡ lớn tại Wa Japanese Cuisine, số 7 Trúc Bạch |
Thịt bò Mỹ cùng nấm tươi được kết hợp đặc sắc trong lẩu giấy tại Wa Japanese Cuisine, số 7 Trúc Bạch |
CTKM mừng Wa Japanese Cuisine tròn 4 tuổi trong tháng 8 |
Theo 24h