Những cây cầu tự nhiên này vẫn đang “mọc” ra từng ngày. Dây leo già và rễ của các cây cổ thụ vươn theo chiều ngang bắc qua sông suối, tạo nên một kết cấu dạng lưới vững chắc giúp người dân qua lại. Một số cây cầu dài đến hơn 30 mét và có thể chịu được sức nặng của trên 50 người.
Cầu rất kiên cố, có thể chịu được sức nặng của 50 người một lúc. |
Khu vực Cherrapunji thuộc bang Meghalaya là một trong số những nơi ẩm ướt nhất trên thế giới với nhiều dòng sông và con suối chảy xiết. Điều đó khiến cho cầu “tự mọc” trở nên vô giá với người dân địa phương.
Khu vực này có lượng mưa khoảng 15 mét mỗi năm, vì thế cầu làm bằng gỗ bình thường sẽ nhanh chóng bị mục nát. Nhưng những cây cầu bằng dây leo và rễ cây cổ thụ còn đang sống và vẫn liên tục mọc ra nên chúng lại trở nên ngày càng vững chãi theo thời gian.
Trong hơn 500 năm, người dân địa phương đã kéo rễ cây và dây leo từ cây đa búp đỏ ngang qua sông để tạo thành hệ thống khung. Khi rễ cây và dây leo vươn dài và lấp đầy khoảng trống, chúng sẽ tạo thành một cây cầu cứng cáp.
Những cây cầu bện từ rễ cây đã được người dân địa phương sử dụng hơn 500 năm qua |
Những cây cầu sống sẽ trở nên ngày một kiên cố theo thời gian. Thông thường, chúng cần từ 10 đến 15 năm để hoàn thiện hoàn toàn.
Cây cầu “sống” này không bị mục nát như cầu gỗ thông thường. |
Theo Afamily