Nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc hiện vẫn tồn tại những biển chỉ dẫn bằng tiếng Anh sai chính tả. Do không hiểu rõ ý nghĩa của từ hoặc dịch theo kiểu đối chiếu từng từ với nhau khiến những bảng chỉ dẫn trở nên “ngớ ngẩn” trong mắt khách nước ngoài.
Không ít vị khách nước ngoài phải “đỏ mặt” khi nhìn thấy tấm biển chỉ dẫn trong siêu thị với ý nghĩa “Đồ dùng quan hệ một lần.” Trong khi đó, ý nghĩa thực của tấm biển phải là “Đồ dùng một lần”. |
Tấm biển báo gây cười với nội dung tiếng Anh “Hãy ngã cẩn thận” thay vì ý nghĩa “Cẩn thận kẻo ngã”. |
Bình cứu hỏa được dịch là “lựu đạn cầm tay” |
Món giá đỗ xào thịt trong thực đơn được gọi với cái tên lạ “Stupid beans” (tạm dịch: giá đỗ ngớ ngẩn) |
Tấm biển quảng cáo “Cá chép tươi sống” bị viết sai chính tả. Thay vì từ “cá chép” (carp), người dịch đã biến nó thành “fresh crap” – rác thải tươi sống |
Từ “beware” dùng sai vị trí khiến nhiều người hiểu thành “coi chừng an toàn”. Trong trường hợp này, tấm biển cảnh báo phải là “Be safe” (chú ý an toàn) mới đúng |
Một tấm biển khác với lỗi sai “tứ tung” của người dịch. Ý nghĩa biểu đạt của tấm biển là “Vui lòng không chạm vào. Chúng tôi sẽ giúp bạn”, thì được dịch thành “Đừng tự sờ vào mình, chúng tôi sẽ giúp bạn.” |
Tấm biển giới thiệu này có thể khiến du khách nước ngoài khó chịu. Người dịch muốn chỉ dẫn về “công viên dân tộc học” nhưng lại dùng nhầm từ “racist” – phân biệt chủng tộc. |
Thay vì dùng từ “người tàn tật”, tấm biển đã sử dụng nhầm từ “deformed” – sự biến dạng |
Nội dung tấm biển cảnh báo “Hãy lái xe trong khi say”. Trong khi đó, cách nói đúng phải là “Không uống rượu bia khi lái xe.” |
Theo Dantri