Là một trong những phiên chợ cổ nhất Hà Nội, chợ hoa Hàng Lược đặc biệt ở chỗ chỉ họp duy nhất một lần trong năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết.
Theo sử sách, khu chợ hoa truyền thống này có xuất xứ từ hàng ngàn năm trước, khi kinh thành Thăng Long mới được xây dựng.
Gọi là chợ hoa Hàng Lược nhưng khi tới phiên, chợ còn kéo dài từ Hàng Chai tới tận phố Hàng Mã, Hàng Đồng...
Vào thời gian này, những người trồng hoa và cây cảnh ở các làng hoa Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... lại mang đào, quất và nhiều loại hoa xuân khác từ khắp nơi tụ về, khiến con phố nhỏ vốn đã đông đúc lại càng sầm uất hơn.
Trên khắp các con đường, đâu đâu cũng ngập tràn hoa tươi và cây cảnh.
Dù đông đúc là thế nhưng dòng người nườm nượp đổ về chợ không hề chen lấn, xô đẩy mà thường thong dong thả bộ... Người bán cũng không vì thế mà tỏ ra khó chịu. Họ niềm nở chào mời và vui vẻ tặng nhau lời chúc mừng năm mới
Đối với người Hà Nội, ngắm phố hoa Hàng Lược vào mỗi dịp xuân về như một thú tao nhã trước kỳ nghỉ Tết.
Người Hà Nội thường tới chợ hoa để lựa những cành đào ưng ý về “chơi” Tết. Có người đến chợ không để mua hoa, mà để thưởng lãm không khí Tết, để nhớ về “hồn” xuân Hà Nội mộc mạc và giản dị của những năm xưa cũ.
Còn thế hệ trẻ tới chợ không những để mua hoa mà còn thong dong theo bà, theo mẹ học cách chọn đào Tết. Có lẽ vì thế, chợ hoa Hàng Lược đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong những ngày cuối cùng của năm cũ.
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng giữa lòng Hà Nội hiện đại nhưng chợ hoa Hàng Lược đã gợi lại một phần ký ức dung dị và mộc mạc về tết cổ truyền xưa.
Như một nốt lặng giữa lòng Hà Nội tấp nập, chợ hoa Hàng Lược là nơi người ta bỏ lại đằng sau những lo toan, bộn bề của một năm để tìm về những giá trị, vẻ đẹp của văn hoá đất kinh kỳ.
Tết năm nay, có thể bạn sẽ lại đến Quảng Bá hay chợ ở gần nhà chỉ để mua đào, mua hoa. Nhưng hãy bớt chút thời gian ghé thăm chợ Hàng Lược để khám phá và tìm hiểu nét văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.
Là một trong những phiên chợ cổ nhất Hà Nội, chợ hoa Hàng Lược đặc biệt ở chỗ chỉ họp duy nhất một lần trong năm, bắt đầu từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết.
Theo sử sách, khu chợ hoa truyền thống này có xuất xứ từ hàng ngàn năm trước, khi kinh thành Thăng Long mới được xây dựng.
Gọi là chợ hoa Hàng Lược nhưng khi tới phiên, chợ còn kéo dài từ Hàng Chai tới tận phố Hàng Mã, Hàng Đồng...
Vào thời gian này, những người trồng hoa và cây cảnh ở các làng hoa Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá... lại mang đào, quất và nhiều loại hoa xuân khác từ khắp nơi tụ về, khiến con phố nhỏ vốn đã đông đúc lại càng sầm uất hơn.
Trên khắp các con đường, đâu đâu cũng ngập tràn hoa tươi và cây cảnh.
Dù đông đúc là thế nhưng dòng người nườm nượp đổ về chợ không hề chen lấn, xô đẩy mà thường thong dong thả bộ... Người bán cũng không vì thế mà tỏ ra khó chịu. Họ niềm nở chào mời và vui vẻ tặng nhau lời chúc mừng năm mới
Đối với người Hà Nội, ngắm phố hoa Hàng Lược vào mỗi dịp xuân về như một thú tao nhã trước kỳ nghỉ Tết.
Người Hà Nội thường tới chợ hoa để lựa những cành đào ưng ý về “chơi” Tết. Có người đến chợ không để mua hoa, mà để thưởng lãm không khí Tết, để nhớ về “hồn” xuân Hà Nội mộc mạc và giản dị của những năm xưa cũ.
Còn thế hệ trẻ tới chợ không những để mua hoa mà còn thong dong theo bà, theo mẹ học cách chọn đào Tết. Có lẽ vì thế, chợ hoa Hàng Lược đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong những ngày cuối cùng của năm cũ.
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng giữa lòng Hà Nội hiện đại nhưng chợ hoa Hàng Lược đã gợi lại một phần ký ức dung dị và mộc mạc về tết cổ truyền xưa.
Như một nốt lặng giữa lòng Hà Nội tấp nập, chợ hoa Hàng Lược là nơi người ta bỏ lại đằng sau những lo toan, bộn bề của một năm để tìm về những giá trị, vẻ đẹp của văn hoá đất kinh kỳ.
Tết năm nay, có thể bạn sẽ lại đến Quảng Bá hay chợ ở gần nhà chỉ để mua đào, mua hoa. Nhưng hãy bớt chút thời gian ghé thăm chợ Hàng Lược để khám phá và tìm hiểu nét văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.
Minh Châu
Ảnh: Cao Anh Tuấn