Đây là hoa nightshade (anh đào đen) có sắc tím nhẹ nhàng. Hoa thường nở rộ vào cuối hạ đầu thu, có mùi thơm cuốn hút. Đặc biệt, quả của loài hoa này khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang đen bóng. Có sắc có hương, nhưng đây là loài cây "tử thần" chứa chất kịch độc. Nếu vô tình ăn phải quả anh đào đen, 2 quả cũng đủ để cướp đi sinh mạng một em bé, 10 - 20 quả thì khiến người lớn mất mạng. Tuy nhiên, một số loài động vật như ngựa, thỏ, cừu lại miễn nhiễm với chất độc tiết ra từ quả anh đào đen.
Giống mai đỏ độc đáo này cũng là một biểu tượng của mùa xuân mà người ta ít biết tới. Khác với mai vàng, mai trắng, mai đỏ nở thành từng chùm, hoa nhỏ chúm chím, cánh dầy chứ không nở xòe hết cỡ. Hoa mai đỏ xuất xứ từ Trung Quốc, được ưa chuộng bày trong nhà vào dịp tết vì màu của nó tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.
Hoa nhật quỳnh còn gọi là hoa càng cua, thường nở hoa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhật quỳnh không giống nguyệt quỳnh (hoa quỳnh trắng nở về đêm), không tỏa hương thơm nhưng được ưa chuộng vì màu hoa sặc sỡ, đa dạng: vàng, đỏ cánh sen, đỏ đậm, trắng hồng, cam... Hơn nữa, cây hoa nhật quỳnh còn có thể hút các độc tố có hại như hydro sunfua, krypton fluoride, phenol, ete, giảm bớt độ độc hại trong không khí.
Có những loài cây nhỏ bé, bình dị, không phô trương nhưng lại quyến rũ đến lạ kỳ như mầm rêu. Những mầm rêu mọc trên đá mang màu xanh của sự sống bất diệt. Rêu phát triển mạnh ở những nơi mát mẻ, ẩm ướt, nhưng phải thật tinh, ta mới phát hiện ra được những mầm rêu xanh non mơn mởn vươn mình hít khí trời.
Một loài hoa khác mà ta có thể bắt gặp nhiều trên Đà Lạt mà không ai biết tên. Nhưng cái màu xanh ngăn ngắt, dáng hoa lạ lùng cứ hút mãi, hút mãi ánh nhìn nên người ta đành đặt cho chúng một cái tên - hoa cỏ dại. Mang trong mình sức sống mãnh liệt như rêu, quanh các bờ suối ở Đà Lạt, ta có thể dễ dàng nhận ra sắc hoa xanh ngắt xen giữa những mảng màu biêng biếc của lá.
"Miền đất hoa" Đà Lạt còn nuôi dưỡng và mang đến vẻ đẹp khác lạ cho những loài hoa "ngoại quốc". Này là đóa cúc vạn thọ có nguồn gốc từ Mexico với hàng trăm chiếc cánh nhỏ xíu xen kẽ nhau. Hoa có nhiều màu: vàng, cam, trắng... Cây vạn thọ có thể trồng quanh năm, nhưng nở đẹp nhất là lúc giao mùa xuân -hè. Cúc vạn thọ gắn với câu chuyện cảm động về một cậu bé hiếu thảo muốn kéo dài tuổi thọ cho người mẹ tội nghiệp của mình. Vì vậy, người ta hay dùng loài hoa này để tặng người lớn tuổi vào những dịp đặc biêt như mừng thọ.
Thường được gọi tên là "lồng đèn" bởi loài hoa này giống như chiếc lồng đèn nhỏ xíu màu hồng xinh xắn. Hoa lồng đèn còn có tên gọi khác là: hoa vân anh, hồng hoa đăng, hoa bông tai cô nương... Hoa nở quanh năm, có nhiều màu sắc sặc sỡ đem lại sự thoải mái, vui vẻ cho những ai đang ngắm nhìn.
Hoa ban trắng còn gọi là hoa móng bò - "đặc sản" miền Tây Bắc cũng có mặt rất nhiều ở Đà Lạt. Hoa nở vào mùa xuân thành từng chùm trắng phau, cánh hoa mong manh đung đưa theo làn gió nhẹ rung lên những cảm xúc khác lạ trong lòng người. Ban trắng còn tượng trưng cho sự thủy chung của tình yêu.
Loài hoa trông mỏng manh như cây cỏ này có tên là "hương thảo". Theo tiếng Latinh, tên của hoa hương thảo có nghĩa là “sương mai của biển". Vào mùa xuân và hạ, ta có thể ngắm nhìn những cánh hoa bé xinh, mong manh của hương thảo.
Cũng là một loài hoa cúc, cúc tím mê đắm lòng người bởi những cánh hoa mỏng, nhẹ như cánh mối, mang màu phơn phớt tím gợi sự dịu hiền, thân thương của người con gái. Vòng hoa đều dài, cánh hoa thẳng màu lam tím gặp nhau tại tâm vàng - nhụy hoa mang ý nghĩa luyến lưu khi chia tay. Màu tím nhẹ nhàng, thanh thoát làm cho đông ấm lại, hè cũng bớt oi nồng, khiến vạn vật và lòng người cũng yên bình đến lạ!
Là một chi của họ hải đường, hoa nho hải đường nhìn như những chiếc chuông rung rinh trong gió. Hoa nở thành từng chùm nhỏ xíu, cánh hồng phớt tím, thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi đất trời giao hòa làm một, hoa hải đường vươn cành trổ mã tuyệt đẹp.
Cũng thuộc diện "đẹp mà độc", hoa poppy (Anh túc hay Á phiện) là danh xưng của một tộc hoa “hữu sắc vô hương”. Trong thần thoại Hi Lạp, Anh túc tượng trưng cho thần Morpheus luôn sống trong thế giới riêng – thế giới của những giấc mơ và ảo giác. Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, Anh túc lại là biểu tượng của lòng tin, mạnh mẽ và thủy chung.
Đây là hoa nightshade (anh đào đen) có sắc tím nhẹ nhàng. Hoa thường nở rộ vào cuối hạ đầu thu, có mùi thơm cuốn hút. Đặc biệt, quả của loài hoa này khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang đen bóng. Có sắc có hương, nhưng đây là loài cây "tử thần" chứa chất kịch độc. Nếu vô tình ăn phải quả anh đào đen, 2 quả cũng đủ để cướp đi sinh mạng một em bé, 10 - 20 quả thì khiến người lớn mất mạng. Tuy nhiên, một số loài động vật như ngựa, thỏ, cừu lại miễn nhiễm với chất độc tiết ra từ quả anh đào đen.
Giống mai đỏ độc đáo này cũng là một biểu tượng của mùa xuân mà người ta ít biết tới. Khác với mai vàng, mai trắng, mai đỏ nở thành từng chùm, hoa nhỏ chúm chím, cánh dầy chứ không nở xòe hết cỡ. Hoa mai đỏ xuất xứ từ Trung Quốc, được ưa chuộng bày trong nhà vào dịp tết vì màu của nó tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.
Hoa nhật quỳnh còn gọi là hoa càng cua, thường nở hoa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhật quỳnh không giống nguyệt quỳnh (hoa quỳnh trắng nở về đêm), không tỏa hương thơm nhưng được ưa chuộng vì màu hoa sặc sỡ, đa dạng: vàng, đỏ cánh sen, đỏ đậm, trắng hồng, cam... Hơn nữa, cây hoa nhật quỳnh còn có thể hút các độc tố có hại như hydro sunfua, krypton fluoride, phenol, ete, giảm bớt độ độc hại trong không khí.
Có những loài cây nhỏ bé, bình dị, không phô trương nhưng lại quyến rũ đến lạ kỳ như mầm rêu. Những mầm rêu mọc trên đá mang màu xanh của sự sống bất diệt. Rêu phát triển mạnh ở những nơi mát mẻ, ẩm ướt, nhưng phải thật tinh, ta mới phát hiện ra được những mầm rêu xanh non mơn mởn vươn mình hít khí trời.
Một loài hoa khác mà ta có thể bắt gặp nhiều trên Đà Lạt mà không ai biết tên. Nhưng cái màu xanh ngăn ngắt, dáng hoa lạ lùng cứ hút mãi, hút mãi ánh nhìn nên người ta đành đặt cho chúng một cái tên - hoa cỏ dại. Mang trong mình sức sống mãnh liệt như rêu, quanh các bờ suối ở Đà Lạt, ta có thể dễ dàng nhận ra sắc hoa xanh ngắt xen giữa những mảng màu biêng biếc của lá.
"Miền đất hoa" Đà Lạt còn nuôi dưỡng và mang đến vẻ đẹp khác lạ cho những loài hoa "ngoại quốc". Này là đóa cúc vạn thọ có nguồn gốc từ Mexico với hàng trăm chiếc cánh nhỏ xíu xen kẽ nhau. Hoa có nhiều màu: vàng, cam, trắng... Cây vạn thọ có thể trồng quanh năm, nhưng nở đẹp nhất là lúc giao mùa xuân -hè. Cúc vạn thọ gắn với câu chuyện cảm động về một cậu bé hiếu thảo muốn kéo dài tuổi thọ cho người mẹ tội nghiệp của mình. Vì vậy, người ta hay dùng loài hoa này để tặng người lớn tuổi vào những dịp đặc biêt như mừng thọ.
Thường được gọi tên là "lồng đèn" bởi loài hoa này giống như chiếc lồng đèn nhỏ xíu màu hồng xinh xắn. Hoa lồng đèn còn có tên gọi khác là: hoa vân anh, hồng hoa đăng, hoa bông tai cô nương... Hoa nở quanh năm, có nhiều màu sắc sặc sỡ đem lại sự thoải mái, vui vẻ cho những ai đang ngắm nhìn.
Hoa ban trắng còn gọi là hoa móng bò - "đặc sản" miền Tây Bắc cũng có mặt rất nhiều ở Đà Lạt. Hoa nở vào mùa xuân thành từng chùm trắng phau, cánh hoa mong manh đung đưa theo làn gió nhẹ rung lên những cảm xúc khác lạ trong lòng người. Ban trắng còn tượng trưng cho sự thủy chung của tình yêu.
Loài hoa trông mỏng manh như cây cỏ này có tên là "hương thảo". Theo tiếng Latinh, tên của hoa hương thảo có nghĩa là “sương mai của biển". Vào mùa xuân và hạ, ta có thể ngắm nhìn những cánh hoa bé xinh, mong manh của hương thảo.
Cũng là một loài hoa cúc, cúc tím mê đắm lòng người bởi những cánh hoa mỏng, nhẹ như cánh mối, mang màu phơn phớt tím gợi sự dịu hiền, thân thương của người con gái. Vòng hoa đều dài, cánh hoa thẳng màu lam tím gặp nhau tại tâm vàng - nhụy hoa mang ý nghĩa luyến lưu khi chia tay. Màu tím nhẹ nhàng, thanh thoát làm cho đông ấm lại, hè cũng bớt oi nồng, khiến vạn vật và lòng người cũng yên bình đến lạ!
Là một chi của họ hải đường, hoa nho hải đường nhìn như những chiếc chuông rung rinh trong gió. Hoa nở thành từng chùm nhỏ xíu, cánh hồng phớt tím, thường xuất hiện vào mùa xuân. Khi đất trời giao hòa làm một, hoa hải đường vươn cành trổ mã tuyệt đẹp.
Cũng thuộc diện "đẹp mà độc", hoa poppy (Anh túc hay Á phiện) là danh xưng của một tộc hoa “hữu sắc vô hương”. Trong thần thoại Hi Lạp, Anh túc tượng trưng cho thần Morpheus luôn sống trong thế giới riêng – thế giới của những giấc mơ và ảo giác. Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, Anh túc lại là biểu tượng của lòng tin, mạnh mẽ và thủy chung.
Minh Châu
Ảnh: Nguyễn Tô Minh