Năm 2014, có 1.569 trường hợp lừa đảo dịch vụ du lịch trực tuyến bị phát hiện. Trong đó phổ biến nhất là giả mạo dịch vụ khách sạn, tour du lịch thể thao và tâm linh hay những câu lạc bộ nghỉ dưỡng với vé miễn phí.
Theo đó, Cục này cũng đưa ra lời cảnh báo tới du khách Anh và các phượt thủ cần thận trọng hơn trước những dịch vụ trực tuyến trên mạng vì đó rất có thể là dịch vụ giả mạo.
Du khách Anh bị lừa chi trả tiền cho những khách sạn, nhà nghỉ không có thật vì "sập bẫy" dịch vụ giả mạo. Ảnh: VnExpress. |
Những tên lừa đảo thường xâm nhập vào tài khoản của các website nổi tiếng về khách sạn, sau đó xây dựng dịch vụ đặt trước giả mạo. Các du khách sẽ tìm thấy hình ảnh căn hộc hoặc tòa biệt thự qua trang web. Do sự tin tưởng vì đã nghe tiếng từ lâu, nhiều du khách đã chi khoản tiền đặt chỗ cho dịch vụ mà không biết rằng dịch vụ này hoàn toàn không có thật.
Vì các dịch vụ trực tuyến “ma” này, trung bình mỗi du khách ở Anh bị kẻ lừa đảo “móc túi” khoảng 889 bảng (tương đương hơn 1.300 USD). Trường hợp nặng nhất còn bị lừa tới 62.000 bảng (gần 91.000 USD).
Theo Cục gian lận tình báo Anh, có tới 167 nạn nhân thừa nhận họ “phát ốm” và phải nhập viện điều trị vì bị lừa gạt. Hầu hết những người bị lừa có độ tuổi từ 30 – 49 tuổi, hay đi du lịch theo kiểu gia đình. Khi bị lừa vì những dịch vụ giả mạo, phần lớn họ đều không lấy lại đực tiền, ngoại trừ số ít trường hợp thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc tín dụng. Không chỉ tổn thất về kinh tế, những người bị lừa gạt còn bị ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần trong kỳ nghỉ.
Giám đốc điều hành trang web Get Safe Online, ông Tony Neate cho biết, kỳ nghỉ thường là dịp mỗi gia đình tiêu tốn khá nhiều tiền, do đó bạn “bạn nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, thậm chí gọi điện hỏi thăm về dịch vụ và chỉ thanh toán khi thực sự cảm thấy yên tâm”.
Đặng Huy