Ngư dân thu hoạch rắn biển trong đêm khuya |
Ngư dân săn bắt cá, mực với lưới và móc, cùng lúc thu được hàng trăm loại rắn biển có nọc độc. Hầu hết các hoạt động đánh cá diễn ra vào ban đêm, các ngư dân sử dụng đèn điện để thu hút mực. Ánh sáng cũng được cho là có thể hấp dẫn các loại rắn biển nên sau này, các hoạt động thương mại liên quan đến rắn biển phát triển đáng kể. Khoảng 20 năm trước, chỉ có khoảng 20-30 tàu đánh cá săn rắn biển hoạt động trên vùng vịnh Thái Lan thì nay, con số này đã lên quá 700 tàu, thu hoạch mỗi năm hơn 80 tấn rắn biển. Có ít nhất 7 loài rắn biển thường bị sa lưới ngư dân, trong đó nhiều nhất là rắn biển Hardwick và rắn biển lằn đen.
Rắn biển sau khi bắt lên được xử lý bằng tay không |
Một thương gia điển hình có thể phân loại 20-30 kg rắn trong vào phút. Với trọng lượng trung bình mỗi con rắn khoảng 500g, họ có thể nhặt riêng 60 con rắn cùng loại trong chưa đầy 5 phút, hoàn toàn sử dụng đôi tay trần và đi trên nền đất cũng bằng đôi chân trần.
Rắn được phân loại theo kích thước và trọng lượng |
Mặc dù rắn biển có những loại mang nọc kịch độc, nhưng những ngư dân và thương nhân săn bắt, buôn bán rắn biển đều không có sự trang bị đầy đủ các phương pháp phòng chống nọc độc. Khi bị rắn cắn, họ nhanh chóng sử dụng một lưỡi dao lách sâu xuống dưới da để lấy nọc, điều trị vết cắn với tỏi và bột sừng tê giác. Đây đều là những phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả trong y tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế quá lớn do săn và buôn bán rắn biển đem lại khiến các mối hiểm nguy đều bị coi nhẹ.
Người mua hàng bước chân trần trong bể rắn |
Không có phần nào của rắn bị bị lãng phí, nó có thể được sử dụng để chế biến món ăn, đồ uống hoặc làm thuốc ở những nơi khác nhau tại châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc và Việt Nam. Thịt rắn có thể chiên hoặc nấu súp, tim và gan rắn biển được cho là rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Máu rắn và đôi khi cả con rắn được ngâm trong rượu để làm rượu thuốc, chữa các bệnh về xương khớp và bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược.
Rắn được chế biến thành nhiều món ăn |
Hoặc được ngâm rượu làm thuốc bổ |
Thực chất, việc săn rắn biển mang đến nhiều nguy cơ cho cả hai phía, loài rắn biển rơi vào bờ vực tuyệt chủng, còn ngư dân cũng phải đối diện với tử thần khi thường xuyên phải tiếp xúc với nọc độc. Các nhà khoa học đang kêu gọi chương trình giám sát chặt chẽ để đánh giá các tác động của hoạt động săn rắn biển đến hệ sinh thái.
Theo Maskonline