08:28 22/12/2024

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế

17:30 12/06/2014

Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm – tên đặt theo truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần – đẹp lung linh trên trang mạng quốc tế Corbis.com.

Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi có chép về truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa thần như sau:

Khi ấy nhà vua cùng người ở trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: “Sắt nào đây?”. Thận nói: “Đêm trước quăng chài bắt được”.

Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ “Thuận Thiên”, cùng chữ “Lợi”. Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: “Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!”.

Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua.

Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to: “Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”. Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó, hồ Tả Vọng được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Hoàn Kiếm hiện là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).

Cùng Corbis chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp về hồ huyền thoại này:

Hồ Gươm mơ màng sương khói.

Hồ Gươm mơ màng sương khói.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 2

Cảnh thực giữa lòng Thủ đô mà rất đỗi bình yên.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 3

Cây cầu Thê Húc soi mình trong nắng sớm.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 4

Trời bỗng chợt mưa cho sương khói mơ màng.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 5

Người bán đồ lưu niệm cạnh đền Ngọc Sơn nở nụ cười thân thiện.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 6

Khác với ngày ở Hồ Gươm, đêm nơi đây rực rỡ ánh đèn.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 7

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 8

Cả không gian tràn ngập sắc màu.

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 9

Cây cầu Thê Húc như một cây cầu lửa…

Hồ Gươm trên trang mạng quốc tế - 10

và một đêm pháo hoa lay động lòng người.

Theo 24h

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt