1. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Ảnh: Internet |
Ngày 8/3 hàng năm là ngày cả thế giới tôn vinh phụ nữ. Không chỉ là dịp nhìn lại sự đấu tranh của phụ nữ trong quá khứ để giành quyền bình đẳng với nam giới và công nhận những thành quả mà các bậc nữ nhi đã làm được, hướng tới khai phá tiềm năng của thế hệ phụ nữ kế cận để nắm bắt được các cơ hội trong tương lai.
Một số quốc gia hưởng ứng và tham gia ngày Quốc tế Phụ nữ như: Angola, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Macedonia, Moldova, Mông Cổ, Nga, Tajikistan, Ukraina, Uzbekistan và Việt Nam.
Trong ngày này, phụ nữ ở bất kỳ đâu trên thế giới, không phân chia sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế, chính trị, ngành nghề... đều được nhắc đến để tôn vinh và ca ngợi.
Ở một số quốc gia, học sinh còn mang hoa, quà đến trường học tặng cho các cô giáo nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Và những nữ sinh cũng được nhận các món quà nhỏ từ bạn bè và người thân trong gia đình.
Trong các chương trình ngoại khóa hoặc các bài giảng, học sinh cũng được tranh luận hoặc giới thiệu về tầm quan trọng của phụ nữ trong xã hội, sự ảnh hưởng của phụ nữ và các vấn đề ảnh hưởng tới họ.
Trong những năm qua, Liên hợp quốc đã thúc đẩy sự gia tăng của số lượng phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo, họ bình đẳng với nam giới trong việc thực hiện phát triển bền vững, hòa bình, an ninh và tôn trọng đầy đủ các quyền con người. Việc trao quyền cho phụ nữ tiếp tục là vấn đề trọng tâm của Liên Hiệp Quốc trong nỗ lực giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và thách thức chính trị trên toàn cầu.
2. Ngày Phụ nữ Việt Nam
Ngày 8/3 được chọn là ngày Tôn vinh phụ nữ Thế giới - Ảnh: Internet |
Việt Nam là một trong số ít quốc gia có ngày phụ nữ của riêng mình. Ngoài hưởng ứng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 còn có ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 để tôn vinh, ngợi ca, thể hiện sự trân trọng, biết ơn tới các thế hệ phụ nữ Việt trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước.
Từ năm 1950, vào ngày mùng 6/2 âm lịch mỗi năm, ở Sài Gòn (Việt Nam) đều tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng để tưởng nhớ 2 vị nữ tướng đã khởi binh chống lại quân Hán. Sau đó, Việt Nam dã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
Sau này, khi ngày Quốc tế Phụ nữ được phổ biến ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, trở thành một ngày lễ được ghi nhận và kỷ niệm ở khắp năm châu, Việt Nam cũng gia nhập và hưởng ứng ngày hội chung của phụ nữ trên toàn thế giới. Mãi đến ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức thành lập, Việt Nam chọn ngày 20/10 hàng năm làm ngày Phụ nữ Việt Nam. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
3. Ngày Phụ nữ tại Ukraine
Ảnh: Internet |
Giống hầu hết các nước trên thế giới, Ukraine tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ vào ngày 8/3 hàng năm để kỉ niệm, công nhận những thành tựu của phụ nữ. Tuy nhiên, “phong tục” đón chào ngày Quốc tế Phụ nữ ở nơi đây có điều đặc biệt.
Một truyền thống ở Ukraine được duy trì hàng năm vào ngày Quốc tế Phụ nữ là việc tặng hoa cho bạn gái, đối tác hoặc người thân. Hoa hồng và tulip là những loại hoa phổ biến, thường xuất hiện và được bày bán ở Ukraina trong ngày Quốc tế Phụ nữ. Chúng được tặng như những món quà tôn vinh và cũng là biểu tượng của một mùa xuân mới, sự khởi đầu mới.
Bên cạnh đó, một loạt các hoạt động và sự kiện được tổ chức trong ngày Quốc tế Phụ nữ ở Ukraine nhằm khuyến khích sự bình đẳng giới, bình đẳng trong cơ hội việc làm, quyền của phụ nữ và những vấn đề liên quan khác.
Ngày Quốc tế Phụ nữ là một kỳ nghỉ cho toàn công dân trên khắp đất nước Ukraine, vì thế nhiều cửa hàng, viện bảo tàng và thư viện, cũng như văn phòng chính phủ, tổ chức giáo dục đều đóng cửa.
4. Ngày Phụ nữ ở Nam Phi
Ảnh: Internet |
Không giống như các nước trên thế giới, hàng năm ở Nam Phi, người ta chào đón ngày Phụ nữ vào ngày 9/8 để tỏ lòng kính trọng, biết ơn những người – những người mẹ, người vợ, người chị, người con đã chiến đấu không biết mệt mỏi chống lại sự tàn bạo của chế độ A-pac-thai.
Lịch sử Nam Phi mãi ghi nhớ sự kiện trọng đại ngày 9/8/1956. Khoảng 20.000 phụ nữ từ khắp nơi trên cả nước, thuộc mọi chủng, lứa tuổi đã xuống đường Pretoria diễ hành tới các tòa nhà chính phủ, kiến nghị chống lại luật pass (đạo luật yêu cầu người châu Phi để thực hiện một tài liệu vào chúng để "chứng minh" rằng họ được phép vào một "vùng trắng").
Cuộc diễu hành do 4 người phụ nữ dẫn đầu, là: Lilian Ngoyi, Helen Joseph, Albertina Sisulu và Sophia Williams-De Bruyn. Nhiều người phụ nữ còn mang trên lưng con của các ông chủ người da trắng.
Họ bỏ lại trước cửa văn phòng thủ tướng bản kiến nghị có hơn 100.000 chữ ký và đứng yên lặng trong 30 phút để bày tỏ sự tức giận và đòi quyền được tự do di chuyển ở “vùng trắng”. Một bài hát cũng được sáng tác để vinh danh khoảnh khắc này.
Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, dũng cảm của người phụ nữ trong cuộc diễu hành ngày 9/8/1956 là lời nhắc nhớ về những người phụ nữ tuyệt vời đã giúp tạo nên Nam Phi ngày nay.
Phương Nga