09:56 23/12/2024

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang

09:52 27/04/2018

Shirakawago ở tỉnh miền trung Gifu là một trong hai ngôi làng cổ độc đáo nhất Nhật Bản. Làng được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1995.

Shirakawago ở tỉnh miền trung Gifu là một trong hai ngôi làng cổ độc đáo nhất Nhật Bản. Làng được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1995. Với kiến trúc nhà tranh mái dốc kiểu chắp bàn tay Gassho zukuri, được ví như những mái nhà cầu nguyện, làng có 114 ngôi nhà cổ, ngôi nhà cổ nhất của làng có tuổi đời hơn 400 năm. 

Shirakawago theo tiếng Nhật có nghĩa là bạch xuyên hương, tức làng của những con sông trắng. Bất chấp những suy thoái kinh tế, động đất, thiên tai  Shirakawa-go dường như đứng cách xa với hơi thở thời gian, ở đó, như thể thời gian đứng chững lại, để nhìn, để ngắm, để nạp năng lượng sống. Những mái nhà Shirakawa-go như những bày tay cầu khấn, vừa mang tính tôn giáo, vừa để che đỡ những trận cuồng nộ của thiên nhiên, bão tuyết.

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 1

Một góc làng cổ Shirakawago.

Chúng tôi đến thăm làng vào những ngày lạnh giá nhất của Nhật, nhiệt độ ngoài trời 4-5 độ C. Cán bộ du lịch của tỉnh Gifu cho biết trước đó vài hôm nơi đây còn âm 10 độ C, rất giá lạnh. Những ngôi nhà hình tam giác phủ tuyết trắng tạo nên bức tranh cổ kính tại làng Shirakawago. Ở độ cao 500m so với mặt nước biển, đường vào làng phải đi qua một chiếc cầu dây dài 107 m với tên gọi Deaibasi - cầu Kỳ duyên. Người dân nơi đây cho biết cầu cũng là một trong những biểu tượng của làng, mong muốn luôn được sum vầy, hòa thuận.

Chúng tôi đến thăm làng vào những ngày lạnh giá nhất của Nhật, nhiệt độ ngoài trời 4-5 độ C. Cán bộ du lịch của tỉnh Gifu cho biết trước đó vài hôm nơi đây còn âm 10 độ C, rất giá lạnh. Những ngôi nhà hình tam giác phủ tuyết trắng tạo nên bức tranh cổ kính tại làng Shirakawago. Ở độ cao 500m so với mặt nước biển, đường vào làng phải đi qua một chiếc cầu dây dài 107 m với tên gọi Deaibasi - Cầu Kỳ duyên. Người dân nơi đây cho biết cầu cũng là một trong những biểu tượng của làng, mong muốn luôn được sum vầy, hòa thuận.

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 2

Du khách đi qua cầu kỳ duyên.

Đến thăm từng ngôi nhà, chúng tôi thấy được rõ sự tinh tế của người dân nơi đây. Nhà tranh Gassho zukuri được làm bằng gỗ, lợp mái tranh với độ dày 50 cm. Nhà có màu đen mun đặc trưng được làm từ nhiều loại gỗ. Mỗi người dân ở đây sử hữu vài quả đồi nên lựa chọn gỗ để dựng nhà là điều không khó. Để hoàn thiện ngôi nhà này xưa người dân phải mất vài tháng. Nhà được thiết kế hình tam giác, ở giữa gian tầng 1 có một bếp củi đỏ lửa vừa để sưởi ấm vừa có tác dụng làm bền gỗ. Từ tầng 2 trở đi, nền giữa các gian nhà có các khe hở để khói từ tầng 1 thoát lên.

Trong mỗi ngôi nhà cổ, người dân thường dành một tầng để chứa nông cụ, tận dụng khoảng không gian trên kèo nhà để cất đồ, nuôi tằm. Nhưng hiện nay các dụng cụ này chỉ bày để khách thăm quan, 80% người dân làng cổ đã bỏ nghề nông nghiệp chuyển sang làm dịch vụ và du lịch. Hiện một số hộ gia đình vẫn đang trồng lúa nhưng để bảo vệ cảnh quan của làng vì cánh đồng lúa cũng thuộc di sản văn hóa thế giới. Lúa gạo, hoa màu chỉ được trồng vừa đủ để gia đình ăn trong năm.

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 3

Ngôi nhà cổ 200 năm tuổi.

Chúng tôi có mặt ở phòng đoàn tụ của gia đình anh Oizumi Shingo, 49 tuổi trong ngôi nhà cổ 200 năm. Bên bếp lửa ấm, anh chia sẻ với chúng tôi về văn hoá, nếp sống và cách thức sinh hoạt của nông dân trong làng.Chủ nhân của ngôi nhà cổ có tuổi đời 200 năm giới thiệu với chúng tôi nơi có bếp sưởi ở tầng một trong nhà cổ được coi là phòng sum vầy. Đó vừa là phòng khách, phòng sinh hoạt chung và thậm chí còn là phòng ăn.

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 4

Bên bếp củi trò chuyện cùng chủ nhà Oizumi.

Mái nhà được làm rất kỳ công, thường khi một nhà sửa mái người dân xung quanh trong làng đến cùng hỗ trợ. Mỗi mái nhà có độ tuổi 30-40 năm. Làm mái nhà rất tốn kém, nhà nào đến kỳ đổi mái sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ tiền làm lại, chủ hộ chỉ mất 10% số tiền sửa đó. Một đặc trưng nổi bật trong các ngôi nhà cổ là không dùng đinh đóng trên tường nhà. Thay vào đó họ dùng dây thừng hay dây đay. Nhà cổ ở đây được địa phương hỗ trợ trong bảo tồn.

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 5

Du khách thăm làng.

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan. Anh Oizumi kể đó là lễ hội uống rượu gạo mới mừng vụ mùa và cầu mong các vị thần chở che để dân làng có thu hoạch tốt ở vụ mùa sau.Người dân ở đây rất biết thu hút khách du lịch bằng những lễ hội truyền thống. Theo văn hoá lúa nước hằng năm tại làng cổ Shirakawago tổ chức lễ hội Dobudo.

Trong hai tháng 1 và 2 vào các tối thứ bảy hằng năm làng tổ chức thắp sáng điện trong tất cả các ngôi nhà cổ tạo nên lễ hội ánh sáng thu hút khách du lịch.

May mắn chúng tôi đến đúng vào chiều thứ bảy của tháng 2, ngày du khách tứ phương nườm nượp đổ về chứng kiến việc chuẩn bị lễ hội ánh sáng của các gia đình.

Mỗi năm nơi đây đón khoảng gần 2 triệu khách đến thăm, trong đó số khách du lịch nước ngoài ngày một tăng.

Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh ngôi làng cổ Shirakawago:

Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 6
Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 7
Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 8
Làng cổ độc đáo nhất xứ Phù Tang - 9

Theo Zing

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt