Cho đến bây giờ, hình ảnh những người đàn ông cần mẫn chèo ghe ra bãi cá khi mặt trời còn chưa ló rạng vẫn là hình ảnh rất đỗi quen thuộc và thân thương.
Cha đi vắng, mẹ ở nhà kiểm tra đó, giăng câu.
Những chiếc đó lớn được đặt khá nhiều để đón cá. Trung bình một ngày, người dân có thể bắt được hàng trăm cân cá linh.
Đám trẻ tụ thành nhóm, tự tha thẩn tìm chỗ chơi.
Phơi nắng
Sống chung với lũ.
Giặt.
Ở vùng sông nước, ghe và xuồng đã trở thành mái nhà di động của người dân. Mọi sinh hoạt họ đều diễn ra trên những “ngôi nhà” này.
Người dân miền Tây giờ đây vẫn giữ cách khai thác hải sản theo hướng truyền thống. Từng lưới câu, cái đơm, cái đó đều được đặt cẩn thận bằng tay. Đó vừa là cách khai thác an toàn nhất, vừa là cách bảo quản cá linh được tươi lâu. Bởi loài cá đỏng đảnh này chỉ sống khỏe, sống mạnh trong dòng nước động, chúng sẽ chết nhanh nếu ở vùng nước đứng, nước đọng...
Bữa trưa vạn chài.
Tắm sông
Thỏa sức vẫy vùng.
Cuộc chiến giữa dòng
Chiều đến, khi một mẻ cá đã được thu lượm xong xuôi, ngồi trên chiếc ghe, lắng nghe tiếng cò, sếu, vạc, le le... dáo dác vọng lại, thấy cuộc sống mới thanh bình làm sao!
Mùa nước nổi chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng đã trở thành một miền tuổi thơ của nhiều người con miền Tây. Để khi đi xa, họ luôn nhớ về quê nhà và hoài niệm về những trưa hè vẫy vùng dưới dòng nước...
Cho đến bây giờ, hình ảnh những người đàn ông cần mẫn chèo ghe ra bãi cá khi mặt trời còn chưa ló rạng vẫn là hình ảnh rất đỗi quen thuộc và thân thương.
Cha đi vắng, mẹ ở nhà kiểm tra đó, giăng câu.
Những chiếc đó lớn được đặt khá nhiều để đón cá. Trung bình một ngày, người dân có thể bắt được hàng trăm cân cá linh.
Đám trẻ tụ thành nhóm, tự tha thẩn tìm chỗ chơi.
Phơi nắng
Sống chung với lũ.
Giặt.
Ở vùng sông nước, ghe và xuồng đã trở thành mái nhà di động của người dân. Mọi sinh hoạt họ đều diễn ra trên những “ngôi nhà” này.
Người dân miền Tây giờ đây vẫn giữ cách khai thác hải sản theo hướng truyền thống. Từng lưới câu, cái đơm, cái đó đều được đặt cẩn thận bằng tay. Đó vừa là cách khai thác an toàn nhất, vừa là cách bảo quản cá linh được tươi lâu. Bởi loài cá đỏng đảnh này chỉ sống khỏe, sống mạnh trong dòng nước động, chúng sẽ chết nhanh nếu ở vùng nước đứng, nước đọng...
Bữa trưa vạn chài.
Tắm sông
Thỏa sức vẫy vùng.
Cuộc chiến giữa dòng
Chiều đến, khi một mẻ cá đã được thu lượm xong xuôi, ngồi trên chiếc ghe, lắng nghe tiếng cò, sếu, vạc, le le... dáo dác vọng lại, thấy cuộc sống mới thanh bình làm sao!
Mùa nước nổi chỉ kéo dài khoảng 4 tháng nhưng đã trở thành một miền tuổi thơ của nhiều người con miền Tây. Để khi đi xa, họ luôn nhớ về quê nhà và hoài niệm về những trưa hè vẫy vùng dưới dòng nước...
Năm nào cũng vậy, khi nước bên biển hồ Campuchia tràn sang hệ thống kênh rạch thì mọi cánh đồng ở miền Tây lại tràn ngập nước. Tưởng như vùng đất chiêm trũng, như một ốc đảo nhỏ giữa biển khơi sẽ muôn vàn những khó khăn thì trời đất lại ban tặng cho vùng Tây Nam Bộ những mẻ tôm, mẻ cá dồi dào. Theo dòng nước trĩu nặng phù sa, những đàn cá linh vảy ánh bạc, nhỏ li ti như bọt nước xuôi về hạ vùng sông Tiền, sông Hậu.
Sau mùa gặt, trước khi nước kéo về, người dân đã bắt đầu chuẩn bị ngư cụ để “đón” dòng cá bạc. Cuộc sống của người miền Tây gắn liền với sông nước, với kênh rạch soi bóng một khoảng trời tuổi thơ. Chính sông nước nuôi dưỡng, vỗ về tuổi thơ của họ. Họ thuộc làu từng con kênh, con lạch, nhớ từng địa điểm mà tôm cá đổ về để giăng lưới, giăng câu, đặt đơm, lắp đó.
Hẳn những ai là người miền Tây đều có kỉ niệm về một thời theo cha đi chài lưới, về những trưa trốn ngủ ra sông cùng nhóm bạn hoặc những chiều vùng vẫy dưới dòng mát lành của dòng sông...
Minh Minh
Ảnh: Ngô Vi Phong