Tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê gắn liền với khoảng không gian mênh mông như bầu trời bao la và cánh đồng lúa chín vàng ươm, những ụ rơm, gò đất... chơi đánh trận giả, trốn tìm, đuổi bắt... Nơi ấy luôn có những tiếng cười giòn tan khiến những người lớn ao ước được một lần “xin chiếc vé về tuổi thơ”.
Với trẻ thơ, hạnh phúc đơn giản là được cười đùa, được vui chơi tự do và thoải mái. Niềm vui như hóa thành tiếng cười và in trên đôi mắt long lanh của chúng. “Bay đi bé con!” – Trần Đặng Đăng Khoa.
“Có những nơi trên đất nước này, còn nhiều đứa trẻ vừa chăn trâu, vừa đi học. Vì thế đừng buồn khi mẹ không mua cho em một bộ quần áo mới hay không chở đi chơi sau khi em hoàn thành một bài thi tốt. Hãy vui lên và mỉm cười với cuộc sống. Đừng để những vụn vặt khiến em đánh mất niềm vui tuổi thơ” là lời tâm sự của tác giả bộ ảnh.
Em thấy không, những cậu bé mục đồng rất vui vẻ trên lưng trâu. Có “chiếc xe” nào hiền lành mà “tự” đưa em về nhà như “xe trâu” chứ?
“Ném lon” là trò chơi mà cả trẻ em nông thôn và thành thị đều yêu thích. Niềm vui của trẻ em không phải là những món đồ chơi đắt tiền hay một mình chiếm trọn màn hình máy tính mà là được tụ tập đùa vui cùng nhau. Trong ảnh là những đứa trẻ ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng.
Nhớ về tuổi thơ là nhớ về những ngày mưa chạy lòng vòng quanh sân, kéo theo cục gạch buộc chắc vào sợi dây thép giả làm “ô tô”. Vậy đấy, dù sống ở nơi nào đi nữa, thì sự yêu thích, vui vẻ ở đứa trẻ cũng như nhau.
Trần Đặng Đăng Khoa hóm hỉnh đặt bức ảnh này tên là “Dại gái, level tuổi thơ”. Hẳn chàng trai nào cũng nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, về một ngày thơ bé cố tỏ ra người lớn để lấy uy trước mặt em gái nhỏ.
Sự hồ hởi của cậu bé khi chạy ào đi khoe đám bạn món đồ chơi tự chế từ cánh quạt cũ.
Nụ cười sảng khoái, thích thú của anh trai "răng sún" và em.
“Nụ cười Easup” của những đứa trẻ thơ Đắk Lắk.
”Nụ cười Chư Mom Ray” mộc mạc nơi Kon Tum.
“Nụ cười Kon Rẫy” e thẹn, ngượng ngùng trước ống kính máy ảnh.
Nụ cười tươi tắn của đôi chị em người Raglai.
Ánh mắt cuốn hút và nụ cười dịu dàng của một em bé Tây Nguyên xinh đẹp nơi miền cao Gia Bắc. Cô bé đẹp như một bông hoa rừng, “mái tóc dày bồng bềnh, đầy sức sống như dòng Đắk Bla và đôi mắt trong veo như nước Biển Hồ tháng mười” – Trần Đặng Đăng Khoa.
"Biệt đội sún răng" vui vẻ khi được chụp ảnh.
Vì sợ ốm, sợ lạnh nên ít đứa trẻ thành phố nào được bố mẹ cho phép “tắm mưa” để tận hưởng cảm giác từng giọt nước mát lạnh táp vào mặt và cười đùa rạng rỡ như trẻ em nông thôn.
“Nụ cười vùng cao”.
Cuộc vui nào cũng có ngày kết thúc, cũng như cuộc gặp gỡ giữa các em bé vùng cao với Đăng Khoa cũng đến lúc bịn rịn chia tay. Những nụ cười hồn nhiên mà tác giả góp nhặt khắp mọi miền đất nước như món quà giản dị nhen lên niềm vui giữa cuộc sống hối hả, xô bồ.
Tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê gắn liền với khoảng không gian mênh mông như bầu trời bao la và cánh đồng lúa chín vàng ươm, những ụ rơm, gò đất... chơi đánh trận giả, trốn tìm, đuổi bắt... Nơi ấy luôn có những tiếng cười giòn tan khiến những người lớn ao ước được một lần “xin chiếc vé về tuổi thơ”.
Với trẻ thơ, hạnh phúc đơn giản là được cười đùa, được vui chơi tự do và thoải mái. Niềm vui như hóa thành tiếng cười và in trên đôi mắt long lanh của chúng. “Bay đi bé con!” – Trần Đặng Đăng Khoa.
“Có những nơi trên đất nước này, còn nhiều đứa trẻ vừa chăn trâu, vừa đi học. Vì thế đừng buồn khi mẹ không mua cho em một bộ quần áo mới hay không chở đi chơi sau khi em hoàn thành một bài thi tốt. Hãy vui lên và mỉm cười với cuộc sống. Đừng để những vụn vặt khiến em đánh mất niềm vui tuổi thơ” là lời tâm sự của tác giả bộ ảnh.
Em thấy không, những cậu bé mục đồng rất vui vẻ trên lưng trâu. Có “chiếc xe” nào hiền lành mà “tự” đưa em về nhà như “xe trâu” chứ?
“Ném lon” là trò chơi mà cả trẻ em nông thôn và thành thị đều yêu thích. Niềm vui của trẻ em không phải là những món đồ chơi đắt tiền hay một mình chiếm trọn màn hình máy tính mà là được tụ tập đùa vui cùng nhau. Trong ảnh là những đứa trẻ ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng.
Nhớ về tuổi thơ là nhớ về những ngày mưa chạy lòng vòng quanh sân, kéo theo cục gạch buộc chắc vào sợi dây thép giả làm “ô tô”. Vậy đấy, dù sống ở nơi nào đi nữa, thì sự yêu thích, vui vẻ ở đứa trẻ cũng như nhau.
Trần Đặng Đăng Khoa hóm hỉnh đặt bức ảnh này tên là “Dại gái, level tuổi thơ”. Hẳn chàng trai nào cũng nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, về một ngày thơ bé cố tỏ ra người lớn để lấy uy trước mặt em gái nhỏ.
Sự hồ hởi của cậu bé khi chạy ào đi khoe đám bạn món đồ chơi tự chế từ cánh quạt cũ.
Nụ cười sảng khoái, thích thú của anh trai "răng sún" và em.
“Nụ cười Easup” của những đứa trẻ thơ Đắk Lắk.
”Nụ cười Chư Mom Ray” mộc mạc nơi Kon Tum.
“Nụ cười Kon Rẫy” e thẹn, ngượng ngùng trước ống kính máy ảnh.
Nụ cười tươi tắn của đôi chị em người Raglai.
Ánh mắt cuốn hút và nụ cười dịu dàng của một em bé Tây Nguyên xinh đẹp nơi miền cao Gia Bắc. Cô bé đẹp như một bông hoa rừng, “mái tóc dày bồng bềnh, đầy sức sống như dòng Đắk Bla và đôi mắt trong veo như nước Biển Hồ tháng mười” – Trần Đặng Đăng Khoa.
"Biệt đội sún răng" vui vẻ khi được chụp ảnh.
Vì sợ ốm, sợ lạnh nên ít đứa trẻ thành phố nào được bố mẹ cho phép “tắm mưa” để tận hưởng cảm giác từng giọt nước mát lạnh táp vào mặt và cười đùa rạng rỡ như trẻ em nông thôn.
“Nụ cười vùng cao”.
Cuộc vui nào cũng có ngày kết thúc, cũng như cuộc gặp gỡ giữa các em bé vùng cao với Đăng Khoa cũng đến lúc bịn rịn chia tay. Những nụ cười hồn nhiên mà tác giả góp nhặt khắp mọi miền đất nước như món quà giản dị nhen lên niềm vui giữa cuộc sống hối hả, xô bồ.
Minh Minh
Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa