Đồi Vọng Cảnh
Cách núi Ngự vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ăn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà...
Đứng ở trên đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được phong cảnh nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn. Khách tới du lịch Huế có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên họa của một ngọn đồi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế.
Phá Tam Giang - Cầu Hai
Tam Giang - Cầu Hai là hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, nằm cách thành phố Huế khoảng 15km. Với không gian sông nước bao la và yên tĩnh, những giá trị cảnh quan về đa dạng sinh học và đời sống của người dân vùng đầm phá Tam Giang sẽ là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách khi tham quan vùng sông nước rộng lớn này.
Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những món ăn được chế biến từ thủy, hải sản của vùng sông nước nổi tiếng này. Trong chuyến du lịch Huế của mình, bạn hãy khám phá cuộc sống mưu sinh của người dân bản địa, cùng trải nghiệm với cuộc sống mới nơi đây sẽ rất thú vị.
Huyền Không Sơn Thượng
Có rất nhiều điểm đến ấn tượng ở Huế, tuy nhiên có một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp mà không phải khách tham quan nào cũng biết, đó là chùa Huyền Không Sơn Thượng. Khuôn viên chùa là một khu vườn xanh ngắt với những cảnh quan kỳ ảo, đẹp như trong chuyện cổ tích. Một quần thể kiến trúc rõ ràng là nơi tu hành song được kiến tạo theo phong cách trang nhã với những hình khối nhỏ xinh bằng tranh tre, gợi lên thi hứng hơn là cảm giác u mặc và những bức thư họa trang trí trong nội thất khiến ta liên tưởng rõ rệt tới một không gian văn hóa cổ điển hơn là sự nghiêm cẩn chùa chiền.
Tới du lịch Huế, bạn không nên bỏ qua điểm du lịch tâm linh này. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị.
Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn, một cây cầu cổ xưa, mang kết cấu đặc biệt, nằm ở địa phận làng Thanh Thủy Chánh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía đông. Với chiều dài là 16,85m và chiều ngang 4,63m, cầu được chia làm 7 gian. Đứng bên ngoài nhìn vào, ta thấy câu cầu như một ngôi nhà, khi vào bên trong thì điều đó càng rõ hơn. Nơi phía chân cầu là một vùng đất rộng, người ta dùng vùng đất này để sinh hoạt, vui chơi và họp chợ. Nó mang nét gì đó của chợ quê của Việt Nam. Có lẽ chính vì mang đậm nét bản sắc làng quê cho nên nơi đây được chọn làm hội chợ quê, vào những ngày lễ hội festival.
Cầu ngói Thanh Toàn hiện hữu không chỉ mang chức năng đón đưa người qua lại, mà nó còn mang giá trị thẩm mỹ và nhân đạo sâu sắc. Đây là một điểm đến không thể bỏ quan khi bạn tới du lịch Huế.
Theo Dulich