Những sai lầm về ngôn ngữ: Sẽ rất có lợi nếu bạn học một số tiếng lóng của các địa phương, nhưng đừng để sự cố gắng đó mang đến những rắc rối không đáng có.
Tiếng Tây Ban Nha
Những người ăn chay cần thận trọng khi gọi một chiếc hamburger đậu tương (soy burger) trong một nhà hàng. Từ "đậu" (soy) trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa "là", người bồi bàn có thể sẽ hiểu bạn đang nói "Tôi là một chiếc Hamburger".
Nếu một người Tây Ban Nha nói rằng "She’s embarazada" thì bạn đừng tỏ ra thương hại và an ủi, vì từ này có nghĩa là "Cô ấy đang có thai" (embarazada đọc gần giống từ embarrassed (có nghĩa là xấu hổ) trong tiếng Anh.
Và nếu một người phàn nàn về "molestar" trên tàu điện tức là họ đang cảm thấy bực mình, từ này có nghĩa là "điều bực mình" ("molestar" đọc giống từ "molester" trong tiếng Anh có nghĩa là kẻ quấy rối tình dục).
Tiếng Thổ Nhĩ Kì
Dù người dân Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng bởi sự thân thiện nhưng bạn nên cẩn thận với từ thường dùng như “Hiya” (Xin chào) bởi từ này phát âm giống từ “tinh hoàn” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu tên một nhà hàng có từ “Tuna” (tiếng Anh là cá ngừ) thì bạn đừng nghĩ đây là một nhà hàng hải sản. Đây là tên thường gặp của đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, được dịch là "Danube". Bạn cũng đừng nên gọi đồ uống hương đào, từ "peach" (đào) phát âm giống một từ tiếng lóng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đứa con hoang. Từ "bir" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nghĩa là "một" nên khi gọi một cốc bia, bạn chỉ cần nói từ "bia" thì bồi bàn sẽ hiểu.
Tiếng Pháp
Khi đến sở thú, bạn đừng lấy làm lạ nếu bọn trẻ thảo luận về những con hải cẩu, trong tiếng Pháp là "phoque".
Khi thương thảo ở Pháp, đừng cảm thấy bị xúc phạm khi đối phương nói "demande", từ này có nghĩa là "nhu cầu", không mang nghĩa gay gắt như "demand" (yêu cầu) trong Tiếng Anh.
Tiếng Bồ Đào Nha
Ở những nước nói tiếng Bồ Đào Nha, hãy cẩn thận khi đưa ra lời khen như "esquisito" (kì quặc) chứ không phải là từ "exquisite" (tế nhị trong tiếng Anh). Và cũng đừng lo khi một người bạn nói rằng họ đang bị lạnh - constipação chứ không phải táo bón - constipated trong tiếng Anh.
Tiếng Na Uy
Khi mua quần áo ở Na Uy, hãy nhớ "dress" là bộ vét của đàn ông chứ không phải "váy" của phụ nữ trong tiếng Anh. Trong bữa sáng nếu bạn gọi một cốc nước ép táo bằng tiếng Anh thì bạn sẽ nhận được một cốc nước ép cam.
Khi bạn hỏi đường ở Na Uy thì bạn nên cầm theo bản đồ. Lưu ý “gate” trong tiếng Anh là "cổng" thì ở Na Uy có nghĩa là "đường", “port” trong tiếng Anh nghĩa là "cảng" thì ở đây có nghĩa là "cổng".
Tiếng Nga
Du lịch ở Nga hẳn không dễ dàng gì, nhưng nếu những người phục vụ trong khách sạn gọi bạn là "Lunatik" (лунатик) thì họ đang muốn nói đến thói quen mộng du của bạn chứ không hề có ý xúc phạm bạn là "đồ điên".
Khi ăn tối ở một khách sạn, hãy cẩn thận khi gọi món "Kovyo"r (ковёр) vì nó có nghĩa là "tấm thảm" trong tiếng Nga, chứ không phải "trứng cá" trong tiếng Anh.
Tiếng Thụy Điển
Hãy cẩn thận khi khen người đầu bếp sau khi thường thức tiệc buffet Smörgåsbord. Từ "full" trong tếng Anh nghĩa là "no" phát âm giống với từ "ful" nghĩa là "xấu xí" trong tiếng Thụy Điển.
Nếu bạn muốn thể hiện tình cảm thì nên nhớ "kissa" có nghĩa là "đi tiểu" và "lustig" có nghĩa là tính hài hước chứ không phải cường tráng (lusty) trong tiếng Anh.
Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi cuộc nói chuyện kết thúc bằng từ "slut, từ này trong tiếng Thụy Điển có nghĩa là "kết thúc".
Những luật lệ kì quặc
Theo nghiên cứu của công ty chuyên hỗ trợ về thủ tục làm visa - Global Visas, cứ 5 người ở Anh thì sẽ có 1 người phàn nàn về những quy định kì lạ ở Mỹ hơn là ở các nước khác. Dưới đây là những ví dụ về các quy định không giống ai tại một số quốc gia:
Cho bồ câu ăn ở Quảng trường San Marco - Venice
Dù vô tình hay cố ý, bạn cũng sẽ phải chi một khoản tiền nộp phạt cho hành động này. Quy định được đưa ra nhằm giảm lượng bồ câu và giữ sự nguyên vẹn cho di tích lịch sử.
Khạc nhổ bừa bãi ở Barcelona
Khạc nhổ bừa bãi bị coi là hành động thiếu văn hóa ở hầu hết các nước trên thế giới, không ngoại trừ Barcelona. Nếu trót có hành động này, bạn sẽ phải nộp phạt.
Đi giày cao gót tại Hy Lạp
Những khu di tích như Acropolis cấm du khách sử dụng giày cao gót nhằm hạn chế sự ảnh hưởng khiến cho các lăng tẩm ở đây xuống cấp.
Ăn kẹo cao su ở Singapore
Ngoại trừ kẹo dùng để chữa bệnh, nhai kẹo cao su là điều không thể chấp nhận ở Quốc đảo Singapore.
Giẫm lên tiền ở Thái Lan
Đồng baht Thái Lan in hình vị vua được toàn nhân dân kính trọng, vì vậy bạn không được phép có hành động bất kính này.
Ngoài ra, còn 1 số quy định lạ khác như ở Eurelca, Nevada, đàn ông không được để râu khi hôn phụ nữ; không được đi tiểu dưới biển ở Bồ Đào Nha, bắt buộc phải luôn mỉm cười (trừ đám ma hay đi thăm bệnh) khi đến Milan.
Tại một số quốc gia như Brunei, Indonesia và Malaysia, bạn sẽ không được mang theo sầu riêng trên xe buýt, tàu điện ngầm, khác sạn, sân bay. Đến nhà hàng ở Đan Mạch, thực khách không cần thanh toán hóa đơn nếu cảm thấy chưa no.
Còn tại Nhật Bản, béo là có tội, người dân trên 40 tuổi không được phép có vòng eo quá 80cm.
Ở Thái Lan, bạn bắt buộc phải mặc nội y khi ra khỏi nhà.
Nếu đến Đan Mạch, bạn phải kiểm tra máy móc trước khi chạy xe nếu trong xe có trẻ con đang ngủ.
Thụy Sĩ cấm xả nước nhà vệ sinh sau 10 giờ tối.
Tại Trinidad, Tobago và St. Lucia bạn không nên mặc đồ ngụy trang khi tham quan.
Khi lái xe
Ở Pháp, người lái xe mang quốc tịch Anh phải đối mặt với khá nhiều khó khăn. Họ phải lắp đặt đĩa GB và hướng đèn pha về phía bên phải. Các xe phải được trang bị tam giác cảnh báo và áo cứu hộ dạ quang trong xe. Hệ thống đèn không bắt buộc nhưng có thể bị phạt nếu để đèn xe bị vỡ.
Người lái không được phép dùng bất cứ thiết bị nào gây nhiễu camera, nếu cố tình vi phạm, số tiền phạt sẽ lên đến 1500 euro (35,7 triệu đồng). Từ năm 2012, người lái xe motor và xe máy phải mang dụng cụ đo nồng độ cồn trong máu.
Có những nơi còn nhiều quy định thậm chí kì lạ hơn: Cấm hết nhiên liệu khi lái xe ở Đức, đi dép sandal để lái xe ở Đức, luôn bật đèn pha khi đi trên đường ở Đan Mạch.
Hiệp Đinh/Telegraph