Dài 125 mm và rộng khoảng 90 mm, hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng nhất trên thế giới, mặc dù số trang không quá 40.
Hộ chiếu Thụy Điển là mạnh nhất thế giới, theo website du lịch GoEuro, và cũng là giấy tờ được săn lùng nhiều nhất trên thị trường chợ đen. Giá có thể lên tới 6.000 bảng Anh (195 triệu đồng) trong khi chi phí làm mới tại Thụy Điển chỉ là 28 bảng Anh (910.000 đồng).
Giá làm hộ chiếu đắt nhất thế giới là ở Thổ Nhĩ Kỳ, với chi phí 166 bảng Anh (5,4 triệu đồng).
Malaysia là quốc gia đầu tiên phát hành hộ chiếu sinh học Metric.
Theo Skyscanner, hộ chiếu của Nicaraguan khó bị làm giả nhất trên thế giới, với 89 tính năng bảo mật. Cuốn sổ này được cho là có mã vạch 2 chiều, hình ảnh 3 chiều, và những hình chìm.
Công dân Áo được phép có 2 bản hộ chiếu, giúp cho mọi người tiện lợi hơn khi làm các thủ tục.
150.000 hộ chiếu đã được in ra ở Sealand, một vương quốc nằm giữa Anh và Pháp. Tuy nhiên chúng không được công nhận do vương quốc này cũng chưa được Liên Hợp Quốc công nhận.
Người Anh bị mất hộ chiếu nhiều nhất tại Tây Ban Nha.
Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Anh, từ năm 2008-2013, khoảng 37.140 hộ chiếu của Anh bị mất hoặc bị đánh cắp tại Tây Ban Nha. Hộ chiếu của Phần Lan giống như một cuốn sách lật hình. Khi lật chúng, bạn sẽ thấy một con linh dương đang di chuyển.
Hộ chiếu Canada được thiết kế có tính năng nhìn thấy qua ánh sáng cực tím. Đây cũng là chính là yếu tố để xác thực hộ chiếu thật - giả.
Afghanistan có quyền nhập cảnh miễn thị thực tại khoảng 28 quốc gia.
Thụy Điển, Phần Lan, Anh và Đức là những nước được miễn thị thực nhiều nhất trên thế giới, với 174 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thành phố Vatican không kiểm soát nhập cư, nhưng bạn vẫn cần có hộ chiếu. Đức Giáo Hoàng mang hộ chiếu số 1.
Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatche từng được đề nghị mang số hộ chiếu 007, nhưng bà đã từ chối.
Nữ hoàng Anh không cần cuốn sổ này, vì hộ chiếu Anh được phát hành nhân danh bà.
Theo Zing