14:59 22/12/2024

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh

16:00 26/04/2018

Lại một mùa Phục sinh tưng bừng khắp nơi. Những biểu tượng quen thuộc vào dịp này được bày bán và trang trí sặc sỡ như trứng Phục sinh, nến Phục sinh…, bạn có bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của chúng?

Phục sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện tuẫn nạn và phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên cây thập tự, thường diễn ra vào ngày chủ nhật của tuần cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 mỗi năm.

1. Lửa phục sinh (Osterfeuer/Easterfire)

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 1

Lửa Phục sinh

Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện.

Lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho con người, từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11, ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về tôn giáo.

2. Nến phục sinh (Osterkerze/Eastercandle)

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 2

Nến Phục sinh

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm Phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ. Ngày Phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước.

Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự alpha và bên dưới mẫu tự omega với ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho Chúa Jesu là “khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm, tháng”.

3. Trứng (Ostereier/Easter egg)

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 3

Trứng Phục sinh

Từ thế kỷ thứ 12, thứ bảy Phục sinh Ostersamstag người ta luộc chín trứng gà và sơn màu sắc sặc sỡ với những ý nghĩa đẹp: Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch, màu cam cho sức mạnh…, sau đó bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.

4. Thỏ phục sinh (Osterhase/Easter bunny)

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 4

Thỏ Phục sinh

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào. Chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú. Trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng.

Từ thành phố Zurich Thuỵ Sĩ là nơi phác họa ra chú thỏ và quả trứng trong mùa Phục sinh. Sau đó, các hãng sản xuất kẹo bánh không bỏ cơ hội kinh doanh, từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng chololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy.

5. Hoa phục sinh (Pasqueflower)

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 5

Hoa Phục sinh

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng chocolate cho trẻ em và các loại hoa thường dùng như thủy tiên; uất kim cương; phong tín tử; cúc đồng ; bồ công; mao cấn…

6. Bướm phục sinh

Sâu xa biểu tượng quen thuộc ngày Phục Sinh - 6

Bướm Phục sinh

Là một trong những biểu tượng quan trọng của lễ Phục Sinh. Toàn bộ vòng đời của nó có nghĩa là để tượng trưng cho cuộc sống của Chúa Giêsu. Giai đoạn đầu tiên là con sâu bướm – tượng trưng cho cuộc sống của ông trên trái đất. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ giai đoạn kén, mô tả sự đóng đinh và mai táng Chúa Giêsu. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng là con bướm, thể hiện việc ông từ cõi chết hồi sinh trong một thân xác vinh hiển và hòa bình.

Theo Maskonline

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt