Ngày bé, có nhiều hôm rủ nhau trèo cây leo cành, tinh nghịch như những chú sóc con, càng trèo cao càng được bạn bè tung hô, sung sướng. Tuổi thơ ấu như chiếc lá non mới nhú, tràn đầy tò mò với thế giới mới lạ xung quanh. Tác phẩm "Mầm xuân" của tác giả Cao Anh Tuấn.
Ở làng quê Việt Nam, ụ rơm có lẽ là điều trẻ con thích nhất. Chúng có thể lấy những cọng rơm khô bện thành vô số trò chơi, chui vào đống rơm làm nhà, đốt lửa sưởi ấm ngày đông. Đống rơm và con gà cục tác là những thứ giản dị, thân thương nhất với tuổi thơ. Ảnh: Trần Bình An.
Những cánh đồng lúa mênh mông, trải dài tít tắp còn thơm mùi sữa gạo là cảnh tượng hùng vĩ nhất trong trí nhớ trẻ thơ. Với trẻ em nông thôn, đó là cuộc sống thân thương hiện hữu hàng ngày. Còn với trẻ em thành phố, cánh đồng lúa vàng trở thành kỉ niệm tuổi thơ những ngày hè được cha mẹ đưa về quê thăm ông bà, khám phá vùng đất dân dã đầy mới mẻ. Ảnh: Cao Anh Tuấn.
"Mùa vàng La Pán Tẩn" đã về trên những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Mùa no đủ, sắc vàng bội thu ánh lên dưới nắng ấm là kỉ niệm tuổi thơ, nỗi nhớ nhà, nhớ quê của những đứa trẻ dân tộc sinh ra và lớn lên ở vùng cao, trên núi ngàn. Ảnh: Nguyễn Trung Quân.
Từ miền ngược đến miền xuôi, trẻ em nông thôn đều có một điểm chung là làm bạn với con trâu, với cánh diều mỗi chiều hè. Bên cạnh việc phụ gia đình việc nhà nông, việc đồng áng, trẻ em nông thôn cũng tự biết tìm niềm vui cho mình. Không đơn thuần là công việc nhàm chán mỗi ngày, đó là vui chơi, là đùa giỡn, chăm sóc con vật của gia đình - bạn của nhà nông. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.
Chắc hẳn, qua bức ảnh "Công việc hàng ngày" của tác giả Phạm Trọng Cẩn, nhiều người có thể nhìn thấy tuổi thơ của mình trong đó.
"Miền cổ tích" của tác giả Nguyễn Tô Minh là một khoảng trời nhớ thương của những ai đã sinh ra và lớn lên ở cao nguyên Đà Lạt mộng mơ. Nơi đó có nắng gió chan hòa, rừng cây xanh mát cùng tấu khúc nhạc gọi tuổi thơ về.
Những phút "Bình yên" trên con sông quê hương. Là ngày đàn con thơ ở nhà tự chăm nhau, trông nhà trông cửa, hoặc trốn đi chơi. Còn cha mẹ bận bịu với công việc mưu sinh, nhọc nhằn chài lưới để đem đến cơm ăn áo mặc, cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.
Có khi bước trên đường đời bắt gặp gánh hàng rong, ta lại nhớ về ngày bé chung những chiếc dép rách, vung nồi hỏng với bạn chỉ để đổi lấy chiếc kẹo kéo ăn mãi không hết? Hoặc nỗi thòm thèm dâng trào theo mùi tàu-pha thơm lừng cùng tiếng rao lảnh lót: "Ai tàu-pha đê, tàu-pha nào" giữa trưa hè? Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Có nơi nào đẹp như mùa thu Hà Nội? Có mùa nào đẹp như mùa kỉ niệm của những năm xưa cũ! Ảnh: Cao Anh Tuấn.
Tác phẩm "Chiều quê" của Nguyễn Anh Tuấn mang một màu tím khắc khoải bao trùm lấy khung cảnh yên bình gợi nỗi nhớ mong về một miền ký ức với cây gạo đầu làng, bóng mẹ về chợ và kỷ niệm về những ngày thả diều, đá bóng trên triền đê.
Tác phẩm "Sáng sớm trên nương" của Nguyễn Duy.
Tuổi thơ của các em bé vùng cao Y Tý gắn liền với ruộng lúa, nương ngô. Niềm vui của các em là được đến trường, sân chơi của các em đôi khi là bãi đất rộng nằm ở lưng chừng núi. Dù cuộc sống thiếu thốn là vậy nhưng niềm hạnh phúc vẫn ngập tràn trong đôi mắt thơ trẻ khi cùng nhau chơi đùa. Ảnh: Trần Thương.
Ngày bé, có nhiều hôm rủ nhau trèo cây leo cành, tinh nghịch như những chú sóc con, càng trèo cao càng được bạn bè tung hô, sung sướng. Tuổi thơ ấu như chiếc lá non mới nhú, tràn đầy tò mò với thế giới mới lạ xung quanh. Tác phẩm "Mầm xuân" của tác giả Cao Anh Tuấn.
Ở làng quê Việt Nam, ụ rơm có lẽ là điều trẻ con thích nhất. Chúng có thể lấy những cọng rơm khô bện thành vô số trò chơi, chui vào đống rơm làm nhà, đốt lửa sưởi ấm ngày đông. Đống rơm và con gà cục tác là những thứ giản dị, thân thương nhất với tuổi thơ. Ảnh: Trần Bình An.
Những cánh đồng lúa mênh mông, trải dài tít tắp còn thơm mùi sữa gạo là cảnh tượng hùng vĩ nhất trong trí nhớ trẻ thơ. Với trẻ em nông thôn, đó là cuộc sống thân thương hiện hữu hàng ngày. Còn với trẻ em thành phố, cánh đồng lúa vàng trở thành kỉ niệm tuổi thơ những ngày hè được cha mẹ đưa về quê thăm ông bà, khám phá vùng đất dân dã đầy mới mẻ. Ảnh: Cao Anh Tuấn.
"Mùa vàng La Pán Tẩn" đã về trên những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Mùa no đủ, sắc vàng bội thu ánh lên dưới nắng ấm là kỉ niệm tuổi thơ, nỗi nhớ nhà, nhớ quê của những đứa trẻ dân tộc sinh ra và lớn lên ở vùng cao, trên núi ngàn. Ảnh: Nguyễn Trung Quân.
Từ miền ngược đến miền xuôi, trẻ em nông thôn đều có một điểm chung là làm bạn với con trâu, với cánh diều mỗi chiều hè. Bên cạnh việc phụ gia đình việc nhà nông, việc đồng áng, trẻ em nông thôn cũng tự biết tìm niềm vui cho mình. Không đơn thuần là công việc nhàm chán mỗi ngày, đó là vui chơi, là đùa giỡn, chăm sóc con vật của gia đình - bạn của nhà nông. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.
Chắc hẳn, qua bức ảnh "Công việc hàng ngày" của tác giả Phạm Trọng Cẩn, nhiều người có thể nhìn thấy tuổi thơ của mình trong đó.
"Miền cổ tích" của tác giả Nguyễn Tô Minh là một khoảng trời nhớ thương của những ai đã sinh ra và lớn lên ở cao nguyên Đà Lạt mộng mơ. Nơi đó có nắng gió chan hòa, rừng cây xanh mát cùng tấu khúc nhạc gọi tuổi thơ về.
Những phút "Bình yên" trên con sông quê hương. Là ngày đàn con thơ ở nhà tự chăm nhau, trông nhà trông cửa, hoặc trốn đi chơi. Còn cha mẹ bận bịu với công việc mưu sinh, nhọc nhằn chài lưới để đem đến cơm ăn áo mặc, cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Ảnh: Phạm Trọng Cẩn.
Có khi bước trên đường đời bắt gặp gánh hàng rong, ta lại nhớ về ngày bé chung những chiếc dép rách, vung nồi hỏng với bạn chỉ để đổi lấy chiếc kẹo kéo ăn mãi không hết? Hoặc nỗi thòm thèm dâng trào theo mùi tàu-pha thơm lừng cùng tiếng rao lảnh lót: "Ai tàu-pha đê, tàu-pha nào" giữa trưa hè? Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn.
Có nơi nào đẹp như mùa thu Hà Nội? Có mùa nào đẹp như mùa kỉ niệm của những năm xưa cũ! Ảnh: Cao Anh Tuấn.
Tác phẩm "Chiều quê" của Nguyễn Anh Tuấn mang một màu tím khắc khoải bao trùm lấy khung cảnh yên bình gợi nỗi nhớ mong về một miền ký ức với cây gạo đầu làng, bóng mẹ về chợ và kỷ niệm về những ngày thả diều, đá bóng trên triền đê.
Tác phẩm "Sáng sớm trên nương" của Nguyễn Duy.
Tuổi thơ của các em bé vùng cao Y Tý gắn liền với ruộng lúa, nương ngô. Niềm vui của các em là được đến trường, sân chơi của các em đôi khi là bãi đất rộng nằm ở lưng chừng núi. Dù cuộc sống thiếu thốn là vậy nhưng niềm hạnh phúc vẫn ngập tràn trong đôi mắt thơ trẻ khi cùng nhau chơi đùa. Ảnh: Trần Thương.
Tuổi thơ như hành trang chứa đầy hạnh phúc của mỗi người, để mỗi khi nhớ về quê, ta lại mang ra hoài niệm. Tuổi thơ có thể là những ngày bêu nắng tắm sông, chơi bịt mắt bắt dê, là những ngày vừa càu nhàu theo mẹ phụ việc đồng áng rồi phút chốc quên ngay sau những luống cày, rơi theo giọt mồ hôi mặn chát...
Sâu thẳm trong tâm trí, tuổi thơ là một món quà vô giá. Vì thế, nếu không có tuổi thơ là một điều bất hạnh, những đứa trẻ sẽ lớn lên trong sự tẻ nhạt, co mình vào một thế giới biệt lập, tách biệt với cuộc sống đầy màu sắc bên ngoài. Tuổi thơ như một bệ đỡ chắp cánh và nâng đỡ cho những ước mơ trở thành điều trong tầm với.
BBT Timeoutvietnam