Ban Khánh tiết đền Chùa Vân cùng các quân cầu làm lễ tạ trước trận đấu. Nếu “linh hồn” của trận đấu cầu là tiếng trống trận da trâu giòn giã, thì “linh vật” chính là quả cầu gỗ mít sơn son nặng chừng 20 cân, đường kính 40cm này.
Trong bữa “rượu trận”, mỗi quân cầu uống 3 lưng bát rượu và ăn dưa hấu để lấy may. Trong 3 ngày hội (12-14/4 âm lịch), dân làng Vân sôi nổi và bừng cháy cùng những trận cầu đẹp mắt của các trai làng.
Sau khi “thụ lộc”, 16 thanh niên trai tráng đi vòng quanh sân bùn lỏng để chào khán giả.
Kết thúc màn chào hỏi, từng cặp sẽ trổ tài đấu vật ngay trên sân như một màn khởi động thể hiện cao tinh thần thượng võ.
Quân cầu của 2 đội Giáp Thượng và Giáp Hạ khiêng cầu vào sân để thi đấu tranh tài.
Cầu vừa được đặt xuống, các chàng trai đã lao vào tranh giành.
Quả cầu vừa nặng lại vừa trơn, đòi hỏi các quân cầu phải hết sức khéo léo để có thể điều khiển được trận đấu.
Quả cầu trượng trưng cho mặt trời (dương), hố cầu được đào sâu khoảng 80cm dưới đất, đường kính 60cm trượng tưng cho âm, cầu chui vào hố là âm dương hòa hợp, thể hiện sự bình yên, no ấm.
Bên tấn công có trách nhiệm đẩy được cầu xuống hố của bên phòng thủ.Sân bùn trơn, các quân cầu ngã xoành xoạch, có khi đổ rạp lên nhau như những quân domnino.
Có những pha cướp cầu gay cấn đến mức “bầy quỷ” 15 người sẵn sàng nâng cả quân cầu đang ôm túc cầu gỗ lên chỉ để quân cầu mất trọng tâm, ngã xuống, cầu văng ra ngoài rồi đi tranh.
Được tổ chức 2 năm một lần, vật cầu bùn là lễ hội được mong chờ nhất của dân làng. Mỗi trận cầu không thể thiếu sự reo hò, cổ vũ các quân cầu tranh tài. Mặc dù bị bùn bắt khắp người nhưng theo quan niệm của dân làng, ai càng lấm bẩn thì càng gặp may.
Không chỉ khỏe mạnh, các quân cầu còn phải thể hiện sự tinh nhanh, khôn khéo nhằm đánh lừa đối phương để cướp và sở hữu cầu trong tay.
Hai đội chiến đấu quyết liệt mà chưa phân được thắng bại.
Niềm vui chiến thắng của quân cầu đội Giáp Thượng khi thả được cầu vào hố của đối phương. Trận cầu năm 2014, đội Giáp Thượng thắng lớn, tích cầu hợp thuận báo hiệu một năm mùa màng no ấm và yên vui cho dân làng Vân.
Ban Khánh tiết đền Chùa Vân cùng các quân cầu làm lễ tạ trước trận đấu. Nếu “linh hồn” của trận đấu cầu là tiếng trống trận da trâu giòn giã, thì “linh vật” chính là quả cầu gỗ mít sơn son nặng chừng 20 cân, đường kính 40cm này.
Trong bữa “rượu trận”, mỗi quân cầu uống 3 lưng bát rượu và ăn dưa hấu để lấy may. Trong 3 ngày hội (12-14/4 âm lịch), dân làng Vân sôi nổi và bừng cháy cùng những trận cầu đẹp mắt của các trai làng.
Sau khi “thụ lộc”, 16 thanh niên trai tráng đi vòng quanh sân bùn lỏng để chào khán giả.
Kết thúc màn chào hỏi, từng cặp sẽ trổ tài đấu vật ngay trên sân như một màn khởi động thể hiện cao tinh thần thượng võ.
Quân cầu của 2 đội Giáp Thượng và Giáp Hạ khiêng cầu vào sân để thi đấu tranh tài.
Cầu vừa được đặt xuống, các chàng trai đã lao vào tranh giành.
Quả cầu vừa nặng lại vừa trơn, đòi hỏi các quân cầu phải hết sức khéo léo để có thể điều khiển được trận đấu.
Quả cầu trượng trưng cho mặt trời (dương), hố cầu được đào sâu khoảng 80cm dưới đất, đường kính 60cm trượng tưng cho âm, cầu chui vào hố là âm dương hòa hợp, thể hiện sự bình yên, no ấm.
Bên tấn công có trách nhiệm đẩy được cầu xuống hố của bên phòng thủ.Sân bùn trơn, các quân cầu ngã xoành xoạch, có khi đổ rạp lên nhau như những quân domnino.
Có những pha cướp cầu gay cấn đến mức “bầy quỷ” 15 người sẵn sàng nâng cả quân cầu đang ôm túc cầu gỗ lên chỉ để quân cầu mất trọng tâm, ngã xuống, cầu văng ra ngoài rồi đi tranh.
Được tổ chức 2 năm một lần, vật cầu bùn là lễ hội được mong chờ nhất của dân làng. Mỗi trận cầu không thể thiếu sự reo hò, cổ vũ các quân cầu tranh tài. Mặc dù bị bùn bắt khắp người nhưng theo quan niệm của dân làng, ai càng lấm bẩn thì càng gặp may.
Không chỉ khỏe mạnh, các quân cầu còn phải thể hiện sự tinh nhanh, khôn khéo nhằm đánh lừa đối phương để cướp và sở hữu cầu trong tay.
Hai đội chiến đấu quyết liệt mà chưa phân được thắng bại.
Niềm vui chiến thắng của quân cầu đội Giáp Thượng khi thả được cầu vào hố của đối phương. Trận cầu năm 2014, đội Giáp Thượng thắng lớn, tích cầu hợp thuận báo hiệu một năm mùa màng no ấm và yên vui cho dân làng Vân.
Tương truyền, bốn anh em Trương Hống, Trương Hát, Trường Lừng, Trương Lẫy theo Triệu Quang Phục đánh giặc Lương. Thắng trận trở về, các ông tới đầm Dạ Trạch thì bị bầy quỷ đen ở đầm phá quấy. Hai bên giao đấu quyết liệt, bọn quỷ thua trận phải chịu quy phục theo ước định. Kể từ đó, hằng năm, lũ quỷ phải tham gia hội vật cầu bùn để góp vui cho các vị thần làng. Sau khi bốn anh em họ Trương tuẫn tiết hiển thánh, vì yêu mến và cảm phục chiến công của họ, dân làng suy tôn người anh cả là Đức Thánh Tam Giang và lập đền Chính ở thôn Yên Viên để thờ tự.
Hội được tổ chức ở sân trước đền Chùa Vân. Vào ngày hội, những cô gái trẻ xinh đẹp, đức hạnh của làng sẽ gánh nước từ sông Cầu đổ đầy sân sao cho bùn sâm sấp, đủ độ nhão và tạo độ “trơn trượt” cần thiết để làm sân thi đấu cho hai đội chơi vật cầu bùn.
Nổi bật trong phần hội là những trận giao tranh túc cầu gỗ trên sân bùn lỏng rộng khoảng 200m2. Theo luật, 16 chàng trai đại diện cho 4 xóm chia làm 2 đội Giáp Thượng và Giáp Hạ sẽ đấu tranh trong trận vật cầu bùn. Các chàng trai được tuyển chọn thường là con của các quan viên (thành viên ban Khánh tiết) phải khỏe mạnh, đạo đức tốt, không phạm pháp, đặc biệt họ phải tự ý thức kiêng kỵ, tránh xa những thứ được coi là bẩn thỉu trong vòng một tuần.
Mỗi người chơi là một quân cầu, tượng trưng cho quỷ đen. Theo các già làng, hội vật cầu mô phỏng lại cuộc giao đấu giữa đức Thánh Tam giang và bầy quỷ.
Minh Minh
Ảnh: Chu Hiền