23:18 21/12/2024

Tưng bừng Tết cổ truyền ở châu Á

16:09 26/04/2018

Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước châu Á cũng đang tất bật chuẩn bị đón Tết cổ truyền của họ. Những ngày này, khắp Đông Á đều tưng bừng như trong một bữa đại tiệc. Cách đón Têt của người dân châu Á cũng độc đáo và thú vị.

1. Việt Nam

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 1
Ảnh: Internet

Đường phố Việt Nam những ngày này được trang hoàng thật rực rỡ trong những ánh đèn, biểu tượng, băng rôn... để chờ đón ngày hội quan trọng nhất cả nước - Tết Cả (Tết cổ truyền).

Tết Cả là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, là lễ hội tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc Việt Nam. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng .

Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, mà phần "lễ" cũng như phần "hội" đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà. 

Ngày Tết cổ truyền của Việt Nam gồm nhiều phong tục: cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 Tháng Chạp, gói bánh chưng, đi chợ hoa Tết, cúng giao thừa, ...

2. Trung Quốc

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 2
Ảnh: Internet

Mỗi dịp năm mới, người Trung Quốc thường trang trí nhà bằng những vật trang trí màu đỏ như: câu đối, đèn lồng và đốt pháo để xua vận rủi, đón điều may mắn trong năm mới.

Cầu kỳ hơn, người Trung Quốc còn viết lời cầu chúc trên giấy đỏ và dán lên cửa, làm "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng dọn vệ sinh, trang trí nhà cửa để “xả xui”.

Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách ngày Tết. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: kẹo - khởi đầu năm mới ngọt ngào, hạt dưa đỏ - niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành, mứt dừa - sự gắn bó; hạt sen - con cháu đầy đàn...

3. Nhật Bản

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 3
Ảnh: Internet

Trong năm mới, người Nhật thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn. Khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần. Tết cổ truyền ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.

Người Nhật Bản đón Tết cổ truyền không thể thiếu lễ hội Mochitsuki truyền thống.  Bánh Tết đặc trưng của Nhật Bản là bánh bột gạo mochi, có nhân đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

Bên cạnh đó, trong năm mới, người Nhật cũng có tục đi chùa làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Còn các cô gái sẽ ra đồng hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá "lộc xuân" đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.

4. Singapore

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 4
Ảnh: Internet

Tết Nguyên đán cũng là dịp lễ hội lớn nhất được người dân đảo quốc Singapore chờ đón. Tết Nguyên đán ở Singapore diễn ra trùng với Tết cổ truyền của Việt Nam.

Ở Singapore thường diễn ra lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.

Từ đêm giao thừa đến ngày rằm tháng giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.

5. Bán đảo Triều Tiên

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 5
Ảnh: Internet

Theo phong tục, trong những ngày cuối năm, người dân Triều Tiên chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm treo trước cửa nhà để xua đuổi xui xẻo, đón may mắn và điều tốt đẹp đến gia đình trong năm mới.

Đặc biệt, trẻ em sẽ cố gắng thức qua nửa đêm, vì truyền thuyết dân gian cho rằng, nếu chúng ngủ quên vào thời điểm này, mắt sẽ bị biến thành màu trắng.

Trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các thành viên trong gia đình quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với chiếc bánh gạo và đậu xanh trong đó. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, họ tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

6. Hàn Quốc

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 6
Ảnh: Internet

Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc, theo tiếng Hàn gọi là Seollah, thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch. Đây chính là đại lễ quan trọng nhất trong năm, còn có tên gọi khác nữa là Won Dan. 

Người Hàn Quốc coi trọng những nghi thức thờ cũng thần, Phật và tổ tiên trong dịp Tết Nguyên đán. Đồ ăn để cúng thần, Phật, tổ tiên được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Đồ ăn dâng cúng có khi bao gồm hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có món chính là k-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà). 

Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.

Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, tiếng Hàn gọi là "Sollal" có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Trong những tuần giáp Tết, người Hàn nhất là các bạn trẻ thường đã trao đổi bưu thiếp cho nhau để cảm ơn về những quan hệ đã có trong năm cũ và cầu chúc nhau một năm mới hạnh phúc đang đến.

7. Mông Cổ

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 7
Ảnh: Internet

Ngày tết cổ truyền ở Mông Cổ - tết Tsagaan Sar, là 1 trong 2 ngày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất. Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ diễn ra gần như trùng với thời gian người Việt Nam đón Tết cổ truyền.

Theo tập quán của Mông Cổ, vào những ngày tết này, mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Nghi thức trước đêm giao thừa của người Mông Cổ là rửa sạch chén bát với sữa ngựa.

Đêm giao thừa được người dân Mông Cổ gọi là Bituun có nghĩa là “tối thui”, bởi trong đêm này, bầu trời hoàn toàn không có ánh trăng, sao và là thời khắc đóng lại một năm cũ. Mọi người sẽ ăn thật no vì họ tin rằng nếu không làm như vậy thì trong suốt cả năm mới sẽ bị đói. 

Vào ngày Bituun, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, cũng trong ngày này, người Mông Cổ cố gắng giải quyết rốt ráo mọi vấn đề và trả mọi khoản nợ nần. Vào tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để tiễn đưa năm cũ và đón giao thừa. 

Vào ngày đầu năm mới, ai nấy đều dậy sớm trước khi mặt trời mọc, mặc quần áo mới và nhóm lửa. Tất cả nam giới sẽ lên đỉnh ngọn đồi hay núi gần đó, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Tiếp theo đó, người dân Mông Cổ sẽ làm lễ xuất hành muruu gargakh. Người ta đi về hướng nào đó theo tử vi. Họ tin rằng nếu xuất hành đúng hướng sẽ gặp may quanh năm.

8. Lào

tung bung tet co truyen o chau a bai tet - 8
Ảnh: Internet

Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may hay còn gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước. Tết Bun-gu-may diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 4 dương lịch.

Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Người dân té nước để cầu may mắn, bình yên cho cả năm. Lễ hội Bunpimay có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, khiến cuộc sống của con người ấm no, hạnh phúc. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Phương Nga

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt