Những cây cầu nối hai bờ sông được làm bằng gỗ là một nét kiến trúc quen thuộc đối với người dân sống ở các tỉnh miền đông nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Chiết Giang.
Cầu gỗ Dương Mỹ Châu có tuổi thọ 1.000 năm tuổi đã được xây dựng từ triều nhà Minh.
Ở tỉnh Phúc Kiến còn rất nhiều cây cầu gỗ cổ kính với cách xây dựng thủ công tương tự như cầu Dương Mỹ Châu, chúng đều đã tồn tại suốt hàng trăm năm.
Hiện cầu đã nằm trong danh sách những di tích lịch sử quốc gia của Trung Quốc và kỹ thuật xây cầu được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ở Trung Quốc hiện nay còn giữ được 100 cây cầu gỗ.
Cầu Dương Mỹ Châu là cây cầu cổ nhất với tuổi thọ lên tới con số 1.000. Cầu dài 47,6 m và rộng 4,9 m. Trải qua các lần tu bổ, cầu vẫn giữ được dáng vẻ truyền thống ban đầu.
Kỹ thuật xây dựng thủ công ở Trung Quốc hiện đã mai một đi nhiều bởi tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Xưa kia, những cây cầu như thế này phải do những thợ thủ công lâu năm, tay nghề cao thực hiện. Họ biết cách nhìn gỗ để chọn ra những cây tốt nhất phục vụ cho công trình.
Những thợ mộc năm xưa thường làm việc theo gia đình, dòng họ. Họ truyền nghề cho con cháu trong nhà. Những dòng họ nổi tiếng với nghề xây dựng có những kỹ thuật riêng. Ngày nay, khi kỹ thuật xây dựng hiện đại với rầm móng, bê tông, cốt thép chiếm ưu thế, nghề xây dựng thủ công đã bị thất truyền.
Những cây cầu này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, nó không chỉ là nơi đi lại mà còn là nơi gặp gỡ, trò chuyện, thậm chí còn là nơi thờ cúng với các miếu thờ nhỏ đặt trên cầu.
Theo Dailymail