Khi màn đêm buông xuống, Hội An khoác lên mình chiếc xiêm y lộng lẫy được tạo nên bởi hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn hoa lồng và đèn hoa đăng. Trong ánh sáng kỳ ảo của phố cổ, nghe văng vẳng những điệu hát bài chòi, hò khoan, hò giã gạo… ta thấy mình dường như lạc về một miền cổ tích.
Được mệnh danh là "Venice của Việt Nam”, trang Touropia mô tả về Hội An như sau: “Một làng chài trở thành điểm đến du lịch nằm ở vùng duyên hải Việt Nam. Trung tâm của thành phố vẫn là khu phố cổ, với các ngôi nhà, cửa hàng mang phong cách Hoa".
Về đêm, hàng loạt các dãy nhà dọc bờ sông Hoài sáng trưng, không phải bởi ánh đèn neon trắng xóa mà là màu vàng ấm áp tỏa ra từ những chiếc đèn lồng.
Một nét riêng biệt đầy lôi cuốn nữa ở Hội An là tục thả đèn hoa đăng vào mùng 1, ngày rằm.
Mỗi chiếc đèn như một “con thuyền nhỏ” mang ước nguyện tâm linh của người dân phố Hội.
Mặt sông Hoài được thắp sáng bởi hàng trăm ngọn nến và bóng “nắng” in trên mặt nước, tỏa ra từ ngọn đèn lồng
Cuộc sống về đêm ở Hội An thong dong, yên ả như cánh hoa đăng trôi nhẹ trên mặt sông Hoài.
Giữa con phố cổ vài trăm tuổi ở Việt Nam, du khách cũng có thể cảm nhậ được chút phương vị Tây Âu. Không gian trong lành, thoáng đãng và tuyệt nhiên giống Amsterdam (Hà Lan) hay Venice (Ý) ở chỗ không có tiếng còi xe máy, mùi khói bụi bặm. Chỉ có tiếng leng keng từ xa vọng lại hoặc còi miệng “bíp bíp” của bác tài xế vui tính.
Hội An không có những cửa hàng siêu sang, các hàng quán đều mang dáng vẻ mộc mạc, giản dị
Ngay cả những cửa hàng bán đồ cao cấp thì vẫn mang một vẻ hoài cổ.
Nhà ống là kiểu nhà phổ biến ở Hội An. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố.
Góc tường nép mình trên đường Hoàng Văn Thụ đã trở thành một “linh vật” của Hội An. Bức tường là "biên giới lịch sử" nối quá khứ với hiện tại, mang trong mình dấu ấn rêu phong của bao đời hưng thịnh, khi Hội An còn được biết đến với cái tên Lâm ấp Phố - thương cảng lớn nhất, đóng vai trò trong sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu.
Hội An về khuya, những chiếc đèn lồng dần được tắt đi, chỉ còn lại ánh đèn đường leo lét và những con phố sâu hun hút dẫn du khách ngược dòng thời gian khám phá Hội An cùng những công trình kiến trúc cổ.
Ánh đèn lồng lung linh dọc bờ sông, các con phố rêu phong nhuốm màu thời gian cùng âm thanh thô mộc của đêm phố Hội đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng khách du lịch.
Khi màn đêm buông xuống, Hội An khoác lên mình chiếc xiêm y lộng lẫy được tạo nên bởi hàng trăm, hàng nghìn chiếc đèn hoa lồng và đèn hoa đăng. Trong ánh sáng kỳ ảo của phố cổ, nghe văng vẳng những điệu hát bài chòi, hò khoan, hò giã gạo… ta thấy mình dường như lạc về một miền cổ tích.
Được mệnh danh là "Venice của Việt Nam”, trang Touropia mô tả về Hội An như sau: “Một làng chài trở thành điểm đến du lịch nằm ở vùng duyên hải Việt Nam. Trung tâm của thành phố vẫn là khu phố cổ, với các ngôi nhà, cửa hàng mang phong cách Hoa".
Về đêm, hàng loạt các dãy nhà dọc bờ sông Hoài sáng trưng, không phải bởi ánh đèn neon trắng xóa mà là màu vàng ấm áp tỏa ra từ những chiếc đèn lồng.
Một nét riêng biệt đầy lôi cuốn nữa ở Hội An là tục thả đèn hoa đăng vào mùng 1, ngày rằm.
Mỗi chiếc đèn như một “con thuyền nhỏ” mang ước nguyện tâm linh của người dân phố Hội.
Mặt sông Hoài được thắp sáng bởi hàng trăm ngọn nến và bóng “nắng” in trên mặt nước, tỏa ra từ ngọn đèn lồng
Cuộc sống về đêm ở Hội An thong dong, yên ả như cánh hoa đăng trôi nhẹ trên mặt sông Hoài.
Giữa con phố cổ vài trăm tuổi ở Việt Nam, du khách cũng có thể cảm nhậ được chút phương vị Tây Âu. Không gian trong lành, thoáng đãng và tuyệt nhiên giống Amsterdam (Hà Lan) hay Venice (Ý) ở chỗ không có tiếng còi xe máy, mùi khói bụi bặm. Chỉ có tiếng leng keng từ xa vọng lại hoặc còi miệng “bíp bíp” của bác tài xế vui tính.
Hội An không có những cửa hàng siêu sang, các hàng quán đều mang dáng vẻ mộc mạc, giản dị
Ngay cả những cửa hàng bán đồ cao cấp thì vẫn mang một vẻ hoài cổ.
Nhà ống là kiểu nhà phổ biến ở Hội An. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố.
Góc tường nép mình trên đường Hoàng Văn Thụ đã trở thành một “linh vật” của Hội An. Bức tường là "biên giới lịch sử" nối quá khứ với hiện tại, mang trong mình dấu ấn rêu phong của bao đời hưng thịnh, khi Hội An còn được biết đến với cái tên Lâm ấp Phố - thương cảng lớn nhất, đóng vai trò trong sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu.
Hội An về khuya, những chiếc đèn lồng dần được tắt đi, chỉ còn lại ánh đèn đường leo lét và những con phố sâu hun hút dẫn du khách ngược dòng thời gian khám phá Hội An cùng những công trình kiến trúc cổ.
Ánh đèn lồng lung linh dọc bờ sông, các con phố rêu phong nhuốm màu thời gian cùng âm thanh thô mộc của đêm phố Hội đã để lại những dấu ấn khó phai trong lòng khách du lịch.
Minh Châu
Ảnh: Cao Anh Tuấn