23:51 15/01/2025

Xin chữ đầu năm - nét đẹp văn hoá của người Việt

19:05 29/01/2015

Mỗi dịp xuân sang, người Việt thường có tục lệ xin chữ ông đồ về treo trong nhà hoặc đặt trên ban thờ để lấy may. Có lẽ vì vậy mà việc cho chữ - tặng chữ giống như một mối tương duyên giữa người cho và người nhận.

Không khí xuân đang lan tràn trên khắp các nẻo đường. Mỗi khi xuân sang, người người, nhà nhà lại rủ nhau đi xin chữ để cầu một năm mới an lành, hạnh phúc.

Từ mùng 2 tết, phố ông đồ đã trở nên nhộn nhịp. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên: "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua”...

Trong tiềm thức người Việt, ông đồ thường xuất hiện trong trang phục khăn đóng, áo dài, quần chúc bầu trắng với chòm râu bạc và rất nhiều câu đối đỏ xung quanh.

Những nét chữ uyển chuyển như rồng bay phượng múa, thể hiện khiếu thẩm mỹ của người xin chữ và khả năng viết chữ đẹp của người cho chữ.

Cả một góc phố rợp màu đỏ của giấy điều.

Theo quan niệm xưa, nếu giữa ông đồ và người xin chữ không có sự hài hòa về mối nhân duyên nào thì ông đồ sẽ không cho chữ.

Những nét chữ viết ra hợp với tâm nguyện của người nhận là điều đáng quý nhất.

Và thầy đồ cho chữ được xem là bậc thánh hiền. Mỗi câu chữ đều mang một ý nghĩa chúc tụng hay giáo dục con người về cách sống, đối nhân xử thế ở đời.

Chính vì thế, cả người xin lẫn người cho đều phải có tấm lòng thành kính và tâm tư thanh sạch. Bởi một chữ viết ra quý hơn cả đồng tiền, vì thế phải làm sao cho sạch, cho thơm.

Đây được xem như một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Dù từng có lúc tưởng chừng như bị lãng quên nhưng tục xin chữ đầu năm vẫn được giữ gìn và duy trì bằng sự nhiệt tình và đam mê của những người trẻ.

Minh Châu
Ảnh: Cao Anh Tuấn

 

 

 

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt