Là một trong những lễ hội đặc trưng và lâu đời nhất của người nông dân...
... Lễ Tịch điền đã thực sự trở thành một ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước.
Tại Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép việc vào đầu xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất.
Đó là lễ tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày được sử sách ghi nhận lại
Điểm thú vị nhất trong Lễ hội Tịch điền là phần thi vẽ trâu.
Chị Lương Thị Hồng cho biết, trâu được chọn vẽ phải có dáng đẹp, chân dài, sừng cong và béo khỏe. Khi đủ những tiêu chuẩn trên, trâu sẽ được đánh số thứ tự để các họa sĩ bốc thăm chọn vẽ.
Cụ Đinh Trọng Tế (áo đỏ) người đóng vai Vua Lê Đại Hành xuống cày ruộng trong 6 năm gần đây.
Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống.
Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.
Các cô gái trẻ trong làng sẽ đi vãi hạt giống ngay sau luống cày.
Từ nghi thức cho đến cách tổ chức, người được cày đều được quy định rất cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc, thành kính vì nhà Nguyễn xem đây là một nghi lễ hết sức quan trọng thể hiện sự coi trọng nông nghiệp của nhà vua.
Ngoài nghi lễ Tịch điền, trên cánh đồng Đọi Tam ngày này còn nhiều tiết mục văn nghệ, đặc biệt là màn trống hội của làng nghề trống Đọi Tam.
Theo Infornet