Thời gian diễn ra: ngày 4 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch (từ ngày 22- 28/4).
Địa điểm tổ chức: xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: lễ dâng hương, kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa.
Đặc điểm lễ hội:
Sáng mùng 4 tháng giêng âm lịch, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ đền về đình làng (đình Hạ Lôi).
Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại đình làng từ chiều ngày mùng 4 đến hết ngày mồng 5 tháng giêng với ý nghĩa là để chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương.
Sáng ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, đoàn rước kiệu lại rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về đền Hai Bà Trưng.
Trong thời gian lễ hội còn có các lễ tế dâng hương cầu phúc của các đoàn tế xã, phường ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội.
Song hành với việc tế lễ dâng hương (phần lễ) ở trong đền, bên ngoài khu vui chơi (phần hội) cũng diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
Ở sới vật, những đô vật của các lò vật nổi tiếng khắp miền Bắc tranh tài, cống hiến những pha vật thật đẹp mắt trong tiếng vỗ tay, hò reo cổ vũ của hàng ngàn khán giả hâm mộ.
Tại sân thi đấu cớ tướng, những tuyển thủ cờ nổi tiếng trong vùng trầm tĩnh suy tư trong tiếng trống khẩu giục giã của trọng tài, cùng phía bên ngoài sân thi đấu, là những lời bình luận rôm rả về nước đi cũng như muốn tư vấn cho mỗi tuyển thủ.
Những đôi trai gái hò reo cổ vũ cho cặp chơi nam nữ trên đu tiên thêm hào hứng nhún cao và rồi giành nhau để đến lượt cặp mình lên đu trổ tài.
Các em thiếu niên vui nhộn hò reo ở khu dành cho các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, chọi gà…
Theo Denhaibatrungmelinh