09:01 20/05/2024

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam

12:36 27/04/2018

Khu di tích lịch sử Giàn Gừa (Phong Điền, Cần Thơ) gắn liền với thời khai hoang, lập ấp của vùng đất này. Nơi đây có giàn gừa (cây si) hơn trăm năm tuổi tán rộng hàng ngàn mét vuông được xem là “độc nhất” của xứ phương Nam.

Theo những lão nông cố cựu ở địa phương, giàn gừa có mặt ở vùng đất này từ rất lâu đời, khi những người đầu tiên đến đây khai hoang, lập ấp. Khi đó người dân ra sức bảo vệ và xây dựng miếu Bà ngay bên trong giàn gừa để thờ cúng mong mưa thuận, gió hòa, xóm làng được bình an.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 1

Đường vào Khu di tích lịch sử Giàn Gừa

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 2

Giàn gừa có tán rộng phủ cả một vùng đất

Bà Nguyễn Thị Tám, 84 tuổi, sống cạnh giàn gừa cho biết: “Từ thời ông cố tôi tên Nguyễn Văn Thành từ vùng Tiền Giang đến đất này khai phá vào những năm 1860 đã có sự xuất hiện của giàn gừa. Sau này ông cố tôi khai phá được 300 công đất (30 ha) thì giàn gừa nằm một phần trong khu đất khai phá đó. Khu đất được chia cho ông nội tôi rồi đến các thế hệ sau này được thừa hưởng”. Theo bà Tám, ngày xưa cây gừa cái rất to lớn, mấy người ôm không hết gốc nhưng 1974 trong trận đánh lớn, quân Mỹ, Ngụy dập vào khu giàn gừa này 2 quả pháo làm gốc chết đi. tuy nhiên những nhánh con vẫn còn và mọc vươn rộng khắp nơi, nhánh bò tới đâu thả rễ xuống tới đó nên người ta mới gọi là giàn gừa.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 3

Giàn gừa gắn liền từ thế hệ ông cố bà Tám vào vùng đất này khai hoang

Từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giàn gừa là điểm sinh hoạt, triển khai các Nghị định, Nghị quyết và huấn luyện bộ đội… Khi đó giàn gừa phủ một diện tích rất rộng, xung quanh lao sậy mọc um tùm nên rất an toàn. Sau giải phóng người dân xung quanh ra sức bảo vệ giàn gừa, xây dựng miếu lại thờ Bà ngay trong giàn gừa cho tới ngày nay. Ông Lê Văn Tư, bảo vệ Khu di tích Giàn Gừa cho biết: “Bây giờ vẫn chưa thể biết chính xác giàn gừa này có mặt ở vùng đất này từ khi nào nhưng một số nhà nghiên cứu phỏng đoán vào khoảng năm 1857. Diện tích khu giàn gừa rộng 2.780 m2, tuy nhiên nếu tính tán lá rộng lên đến 4.200 m2 và mỗi năm chu vi đều mở rộng ra khoảng 3 m”.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 4

Gốc cây cái đã chết nhưng nhiều nhánh con tiếp tục sinh sôi, phát triển

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 5

Giàn gừa có nhánh, rễ đan xen như ma trận

Năm 1996, người dân cùng chính quyền địa phương tổ chức xây dựng hàng rào bằng bê tông xung quanh giàn gừa và xây miếu thờ Bà bằng xi măng thay cho miếu gỗ bên trong giàn gừa. Hiện tại mỗi ngày có hàng trăm khách du lịch đến tham quan Khu di tích lịch sử Giàn Gừa. Tới dịp 28/2 (AL) hàng năm sẽ tổ chức lễ vía Bà với hơn 6.000 người tham dự, cúng viếng.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 6

Người dân xung quanh ra sức bảo vệ giàn gừa từ thế hệ này qua thế hệ khác

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó ban Tế tự Khu di tích lịch sử Giàn Gừa (cháu đời thứ 5 cụ Nguyễn Văn Thành) cho biết: “Giàn gừa rất đặc biệt chỉ phát triển theo chiều rộng hễ nhánh bò tới đâu thì thả rễ xuống đất rồi lâu dần thành một gốc cây nhỏ. Từ thế hệ cha ông đã ra sức bảo vệ giàn gừa nên bây giờ nhánh bò ra xung quanh thế hệ con cháu cũng không ai dám đốn hạ hay tỉa nhánh mà để giàn gừa phát triển tự nhiên cho tới bây giờ”.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 7

Khách du lịch trong đó có người nước ngoài cũng rất thích thú với giàn gừa khổng lồ

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 8

Ngày lễ, tết có nhiều khách du lịch đến đây cúng, viếng

Khách du lịch đến tham quan Khu di tích lịch sử Giàn Gừa không khỏi bất ngờ vì khu giàn gừa không thể phân biệt nơi đâu là gốc, những nhánh gừa được kết dính vào nhau đan xen như một ma trận. Hễ nhánh vươn tới đâu thì thả rễ bám xuống đất tới đó để tiếp tục sinh sôi, phát triển.

Ngắm giàn gừa 'độc nhất' đất phương Nam - 9

Giàn gừa được công nhận là cây di sản Việt Nam

Hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về giàn gừa nhưng nhiều người cho rằng có thể đây là cây tự nhiên lớn nhất Việt Nam vì tán lá rộng tới 4.200 m2. Năm 2013, nơi đây được công nhận là Khu di tịch lịch sử cấp thành phố và được Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận giàn gừa là cây di sản Việt Nam.

Theo Dantri

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt