Công viên Namsan: Đây là một trong những công viên lớn nhất Seoul, diện tích lên tới 2.935.762 m2, với lượng động thực vật lớn và phong phú. Ảnh: Visitkorea. |
Công viên nổi tiếng với những con đường đi bộ tuyệt đẹp, cho phép du khách ngắm nhìn động vật hoang dã. Ảnh: Visitkorea. |
Công viên có rất nhiều điểm tham quan như quảng trường Baekbeom, cáp treo Namsan và tháp N Seoul, đón tiếp hơn 23.000 lượt khách mỗi ngày. Ảnh: Maysjournal. |
Công viên World Cup: Công viên có diện tích 3,4 triệu m2, được xây dựng khi World Cup lần thứ 17 được tổ chức ở Hàn Quốc. Ảnh: Theimo. |
Mở cửa đón khách vào ngày 1/5/2002, công viên World Cup từng là một bãi rác trong 15 năm với hơn 92 triệu tấn rác. Ảnh: Theimo. |
Hàn Quốc phải mất 6 năm để xử lý môi trường (áp dụng các biện pháp tránh nước bẩn từ rác làm ô nhiễm) và thêm 1 năm để xây dựng công viên này. Ảnh: Theimo. |
Công viên Yongsan: Với diện tích 75.900 m2, cánh đồng cỏ lớn và hồ nước trong vắt đem lại sự bình yên hoàn hảo cho người dân. Giữa công viên là một hồ nước với những cây dương liễu, ghế dài và cỏ xanh bao quanh. Ảnh: Triptokorea. |
Tại đây lúc nào cũng rộn tiếng chim, ngoài ra còn có các bàn ghế cho người đi dã ngoại sử dụng. Ảnh: Triptokorea. |
Công viên Seoul Forest: Seoul mở cửa công viên Seoul Forest vào tháng 6/2005 sau một năm xây dựng với chi phí lên tới hơn 235 tỷ won. Ảnh: Justmytrip. |
Trải rộng trên diện tích 1,15 triệu m2, công viên này đáp ứng nhu cầu có không gian xanh của cư dân Seoul, với hơn 400.000 cây và 100 động vật khác nhau. Tại đây, người dân có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, đạp xe, đi bộ giữa khung cảnh thiên nhiên trong lành, yên bình. |
Công viên Olympic: Nằm ở phía đông Seoul với diện tích 1,47 triệu m2, công viên Olympic là một chốn bình yên giữa những con phố nhộn nhịp. |
Công viên Olympic thể hiện tinh thần của Olympic năm 1988 ở Seoul sẽ còn tồn tại mãi, là sự kết hợp của thể thao, văn hóa và giải trí cho người dân. Trong công viên còn có một bảo tàng nghệ thuật, một đồng lúa mạch và hàng rào bằng gỗ 1.000 năm tuổi dựng dọc lối đi. |
Theo Zing