23:53 22/12/2024

Những loại rượu không thể thiếu trong Tết cổ truyền Việt

13:54 26/04/2018

Năm mới đến gần, người dân Việt Nam đang nô nức chuẩn bị cho cái tết đủ đầy, no ấm. Quây quần bên mâm cơm tất niên, tặng nhau những lời chúc đẹp quanh những chén rượu nếp như một nét đẹp truyền thống Việt. Dưới đây là những loại rượu không thể thiếu, được săn lùng nhiều nhất trong dịp Tết.

1. Rượu nếp

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 1
Ảnh: Internet

Rượu nếp có thành phần chính từ gạo nếp, là một trong những loại rượu truyền thống của người Kinh. Sau khi gạo nếp lên men, người thợ đem chưng cất, ủ thành rượu. Có khá nhiều loại rượu nếp trên thị trường như: rượu nếp thơm, rượu nếp cái hoa vàng, rượu nếp nương, rượu nếp cẩm. Nhưng rượu nếp thơm là loại rượu phổ biến nhất trong tết của người Kinh.

Rượu nếp thơm có màu trắng trong do được chưng cất nguyên chất nên có vị đặc trưng. Nhấp một ngụm rượu nếp thơm, bạn sẽ trải qua những cảm giác từ cay nhẹ, tê say và vị ngọt của nếp sẽ đọng lại trong miệng của bạn.

Khác với nếp thơm, rượu nếp cái hoa vàng được đánh giá cao hơn bởi rượu được làm từ gạo nếp cái hoa vàng lên men và ủ cùng 35 vị thuốc bắc quý hiếm. Bởi thế mà rượu có màu ánh vàng đặc trưng từ nếp cái hoa vàng – một loại gạo đặc biệt ở làng Vân. Rượu thường được làm quà tết để biếu tặng gia đình và bạn bè. Thưởng thức rượu nếp cái hoa vàng, bạn sẽ trôi giữa hương men và hương nếp với vị hơi ngọt cay nồng. Hương vị rượu nếp làng Vân được truyền miệng qua câu ca dao:

“Vân hương mỹ tửu lừng miền Bắc”

Chiến công Như Nguyệt rạng trời Nam”

Nếu như làng Vân có rượu nếp cái hoa vàng thì Tây Bắc lại nức tiếng với rượu nếp nương. Đây là loại rượu đặc biệt dùng trong ngày tết âm lịch của dân tộc Thái. Nó được ủ từ loại nếp trồng trên nương rẫy, rồi hạ thổ dưới lòng đất hơn 1 năm nên từng giọt rượu chứa đựng tất cả tinh hoa của con người và đất trời Tây Bắc. Sắc trắng sáng, vị ngọt thanh của rượu nếp cái hoa vàng sẽ là điều vô cùng hấp dẫn với du khách trong ngày Tết.

Một loại rượu nếp luôn tạo được ấn tượng trong dịp Tết là rượu nếp cẩm - đặc sản của dân tộc Mường. Rượu nếp cẩm có màu tím óng ánh như mật, nhấp một ngụm rượu, bạn sẽ có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi, vị rượu ngọt đến tận họng.

Rượu nếp cẩm đặc biệt bởi cách làm ra nó. Người ta không chưng cất như các loại rượu khác mà ủ nếp cẩm trong men làm từ sa nhãn và rễ, củ, lá của một số loại cây. Đặc biệt, nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vì thế rượu nếp cẩm còn được biết đến như một bài thuốc trị bệnh, bổ máu, tốt cho tim mạch và kích thích tiêu hóa. 

2. Rượu San Lùng

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 2
Ảnh: Internet

Thôn San Lùng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với thứ rượu được làm thủ công từ bàn tay của người Dao đỏ - rượu San Lùng. Rượu được gọi theo tên địa danh bởi chỉ ở thôn San Lùng mới có thứ rượu đặc biệt này.  

Rượu San Lùng được ủ từ những hạt thóc còn lẫn mùi đất cùng với men của khoảng 15 loại lá rừng. Bởi vậy, nó vẫn còn đọng nguyên hương thơm tinh khiết của thóc nương, thấm đậm vị ngọt dịu và hơi ngậy. Mang "sứ mệnh" để dâng lên tổ tiên, trời đất, rượu San Lùng là sự hòa quyện tinh hoa của vùng núi phía bắc. 

3. Rượu ngô

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 3
Ảnh: Internet

Nếu có cơ hội đến với Lào Cai vào dịp tết đến thì hãy ghé thăm Bản Phố, Bắc Hà để được thưởng thức hương vị của rượu ngô nổi tiếng. Được nấu từ ngô cùng với men hồng mi, nước từ núi đá, rượu Bắc Hà mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Rượu trong suốt, thơm nồng, khi uống bạn sẽ trải nghiệm những cảm giác từ tê cay, rồi lan tỏa cơ thể vị nóng và đọng lại chút êm dịu thanh thanh nơi cổ họng. Hãy đến với các chợ phiên Cán Cấu, Bắc Hà để được sở hữu những chai rượu ngô ngon nhất.

4. Rượu Mẫu Sơn

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 4
Ảnh: Internet

Rượu Mẫu Sơn là loại rượu đặc sản tết của người Dao trên đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn, được chưng cất thủ công từ gạo truyền thống miền núi và nguồn nước của con suối trong khe núi với loại men từ hơn 30 loại thảo dược quý trong rừng. Rượu có hương vị nồng, thơm ngon, êm dịu, không quá cay cũng không nhạt, khi uống vào sẽ có cảm giác mát rượi. Bởi vậy mà người xứ Lạng luôn chào ngày mới bằng thứ rượu này để lấy năng lượng và tinh thần sảng khoái cho một ngày.

5. Rượu Bàu Đá

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 5
Ảnh: Internet

Có nguồn gốc từ lâu đời được xem là ngự tửu dâng vua, rượu Bàu Đá vẫn giữ được nét cao quý cho đến bây giờ. Rượu Bàu Đá được nấu bằng gạo lức hoặc gạo nếp nên thường có màu trắng đục. Rượu ngon nhất là lúc rượu nguyên chất sủi bọt li ti khi vừa rót ra. Đây là thú vui của những người thích rượu Bàu Đá. Hãy thử thưởng thức dù chỉ một lần loại rượu này để thỏa nhu cầu say hơi men.

6. Rượu đế

nhung loai ruou co truyen khong the thieu trong dip tet nguyen dan bai tet - 6
Ảnh: Internet

Là đệ nhất tửu của miền sông nước, rượu đế Gò Đen ở Long An đã từ lâu trở thành một thức uống không thể thiếu trong dịp tết. Rượu đế được nấy từ gạo nếp, theo cách truyền thống, nhưng rượu được chưng cất đậm đặc nên thơm lừng, nhưng rượu có nồng độ khá cao, vị cay nồng. Trải qua bao thế hệ, rượu đế vẫn được truyền tay nhau, thế hệ sau gìn giữ cách nấu truyệ thống từ thế hệ trước, cùng cái tâm của người nấu mà dần dần nó len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của người miền Tây. Bởi vậy mà người ta ví ruợu đế là loại rượu sum vầy gia đình.

Thảo Phương

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt