00:51 23/12/2024

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng

11:20 26/04/2018

Sự khốc liệt của chiến tranh, thiên tai hay biến đổi khí hậu đều là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến mất của những thành phố sầm uất. Thật khó có thể tưởng tượng rằng chúng lại có thể được phát hiện và hồi sinh sau nhiều thế kỷ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới.

1. Memphis

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 1

Memphis được thành lập vào khoảng những năm 3100 TCN. Đây là thành phố huyền thoại của Menes - vị vua đã xác lập nên Thượng và Hạ Ai Cập. Ban đầu, Memphis là một pháo đài mà Menes cai quản các vùng đất và nước giữa Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập. Vào triều đại thứ ba, Memphis đã trở thành một thành phố khá lớn. 

Memphis có một vai trò như một trung tâm tôn giáo bởi nó đã làm suy yếu sự nổi lên của Kito giáo và sau đó là đạo Hồi. Tuy nhiên, nó đã bị lãng quên sau cuộc chinh phục của người Hồi giáo Ai Cập vào những năm 640 TCN. Tàn tích của nó được phát hiện gồm có các ngôi đền lớn của Ptah, cung điện hoàng gia, một bức tượng khổng lồ của Rameses và các kim tự tháp Saqqara ở gần đó.

2. Babylon

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 2

Thủ đô Babylon là một đế chế cổ xưa ở vùng Lưỡng Hà, trên sông Euphrates. Vào khoảng những năm 1180 TCN, thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng sau thế kỷ thứ 9 TCN nó lại phát triển thành một nước nhỏ của đế chế Assyria. 

Babylon là thành phố của những sắc màu rực rỡ và sang trọng đã đi vào huyền thoại từ những ngày Nebuchadnezzar (604-562 trước công nguyên) - người đã cho xây dựng khu vườn treo nổi tiếng - trị vì. Tất cả những gì còn sót lại hiện giờ của thành phố là một gò đất của các tòa nhà bằng gạch bùn bị phá vỡ và các mảnh vụn ở đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ (giữa hai con sông Tigirs và Euphrates ở Iraq).

3. Mohenjo-daro

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 3Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 4

Được xây dựng vào khoảng những năm 2600 TCN, Mohenjo-daro (ngày nay là Pakistan) là một trong những khu dân cư đô thị đầu tiên trên thế giới. Đôi khi, nó còn được gọi là "Thủ đô của thung lũng Indus cổ đại". Mohenjo-daro được quy hoạch dựa trên một mạng lưới đường phố theo mô hình hoàn hảo. Ở thời hoàng kim, thành phố có khoảng 35.000 cư dân. Các tòa nhà sang trọng trong thành phố được xây bằng gạch bùn khô nướng và gỗ. 

Mohenjo-daro và nền văn minh "Thung lũng Indus" đã biến mất không một dấu vết vào khoảng năm 1700 TCN cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1920.

4. Sanchi

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 5

Sanchi có bề dày lịch sử hơn 1000 năm với rất nhiều công trình nổi tiếng. Bắt đầu từ các bảo tháp của thế kỷ thứ 3 TCN và kết thúc với một loạt đền thờ, tu viện Phật giáo. Từ những đống đổ nát còn sót lại, các nhà khảo cổ học xác định Sanchi được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ 10 hoặc thế kỷ 11. 

Vào thế kỷ 13, khi Phật giáo ở Ấn Độ suy giảm, Sanchi nhanh chóng bị bỏ hoang. Thành phố này được phát hiện lại vào năm 1818 bởi một sĩ quan người Anh.

5. Hattusa

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 6

Hattusa trở thành thủ đô của Đế quốc Hittite trong thế kỷ 17 TCN. Thành phố đã bị phá hủy cùng với chế độ Hittite vào khoảng 1200 TCN. Theo ước tính, dân số thời kỳ cao điểm ở Hattusa từ 40.000 đến 50.000 người. 

Thành phố đã được tái phát hiện vào đầu thế kỷ 20 ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ do một nhóm khảo cổ Đức. Những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch gỗ và bùn đã biến mất trong chớp nhoáng, chỉ còn lại những tàn tích của đền thờ và cung điện bằng đá. Một trong những khám phá quan trọng nhất nơi đây là một tấm đất sét, bao gồm mã số quy phạm pháp luật, thủ tục và văn học của vùng cận Trung Đông cổ đại.

6. Urgench

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 7

Nằm trên-sông Amu Darya ở Uzbekistan, Urgench là một trong những thành phố lớn nhất trên con đường tơ lụa. Thế kỷ 13 đến đầu thế kỷ 12 là thời hoàng kim của Urgench vì nó trở thành thủ đô của đế quốc Trung Á do Khwarezm trị vì. Năm 1221, Thành Cát Tư Hãn đã san bằng Urgench. Phụ nữ trẻ và trẻ em đã được trao cho những người lính Mông Cổ làm nô lệ,  số dân còn lại bị tàn sát. Sau đó, thành phố này đã được hồi sinh nhưng sự thay đổi đột ngột của chế độ Amu Darya ở phía bắc đã buộc người dân rời khỏi vùng đất này mãi mãi.

7. Palmyra

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 8

Trong nhiều thế kỷ,  Palmyra - thành phố của những cây cọ, là một thành phố quan trọng và giàu có. Thành phố này nằm dọc theo tuyến đường nối Ba Tư với các cảng Địa Trung Hải của Syria và La Mã. Bắt đầu từ năm 212, hoạt động ngoại thương của Palmyra suy giảm bởi Sassanids chiếm đóng cửa sông Tigris và Euphrates. Hoàng đế La Mã Diocletian đã cho xây một bức tường mở rộng thành phố để cứu nó khỏi các mối đe dọa từ Sassanid. Thành phố này đã bị chiếm đóng bởi người Hồi giáo Ả Rập vào năm 634 nhưng vẫn giữ nguyên vẹn. Dưới sự cai trị của Ottoman, Palmyra ngày càng thu hẹp diện tích và chỉ còn là một ốc đảo nhỏ.  Vào thế kỷ 17, nó lại được phát hiện bởi du khách phương Tây.

8. Ctesiphon

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 9

Thế kỷ thứ 6 ,Ctesiphon là một trong những thành phố lớn nhất ở vùng Lưỡng Hà cổ đại cũng như trên thế giới. Có vị trí đặc biệt quan trọng, Ctesiphon là một mục tiêu quân sự lớn cho Đế chế La Mã. Nó đã đánh chiếm 5 lần bởi Rome và sau đó là Đế chế Byzantine. Thành phố này rơi vào tay người Hồi giáo trong cuộc chinh phục của nước Hồi giáo Ba Tư vào những năm 637. Sau khi thành lập thủ đô Abbasid tại Baghdad vào thế kỷ thứ 8, thành phố đã suy giảm nhanh chóng và sớm trở thành một thành phố ma. Ctesiphon được cho là hình mẫu của thành phố Isbanir trong truyện Nghìn lẻ một đêm. Nằm ở Iraq, những gì ngày nay chúng ta còn có thể nhìn thấy ở Ctesiphon là vòm Taq-i Kisra tuyệt đẹp.

9. Petra

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 10

Petra  là cố đô của vương quốc Nabataean. Sau nhiều trận động đất làm tê liệt hệ thống quản lý nước, thành phố gần như hoàn toàn bị bỏ rơi vào thế kỷ thứ 6. Sau cuộc thập tự chinh, Petra đã bị lãng quên trong thế giới phương Tây cho đến khi thành phố lại được phát hiện bởi du khách Thụy Sĩ - Johann Ludwig Burckhardt vào năm 1812.

10. Machu Picchu

Những vùng đất 'hồi sinh' sau khi bị quên lãng - 11

Sau nhiều thế kỷ ẩn mình trong thung lũng Urubamba, Machu Picchu - một trong những thành phố bị mất tích nổi tiếng nhất thế giới - được nhà sử học Hiram Hawaii phát hiện vào năm 1911. "Thành phố đã mất của người Inca" hoàn toàn khép kín, được bao quanh bởi ruộng bậc thang và dòng suối tự nhiên. Mặc dù được tìm thấy tại một địa phương thuộc Peru nhưng thế giới bên ngoài hầu như không biết đến Machu trước khi nó được phát hiện.

Thảo Phương/Touropia

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt