Đền Karni Mata, nơi vẫn được gọi với cái tên Đền Chuột cách thủ đô New Dehli của Ấn Độ nửa tiếng đi ô tô.
Vẻ bề ngoài của ngôi đền không khác mấy các ngôi đền nổi tiếng khác trên khắp đất Ấn, nhưng ngay từ nét chạm chổ bên ngoài, nếu tinh ý, bạn có thể nhận ra có rất nhiều hình ảnh chuột được khắc trên cánh cổng vào đền.
Đền Chuột miễn phí cho khách vào tham quan, nhưng bắt buộc bạn phải bỏ giày phía bên ngoài, và đây chính là nỗi kinh hoàng dành cho những vị khách sợ chuột.
Nghe nói vào tầm 7h sáng khi chuột ra ngoài kiếm ăn, cả sân đen đặc bởi gần 20.000 chú chuột nhung nhúc. Chỉ nhìn thấy thôi, bạn đã không dám bước chân vào đền.
Những chiếc chậu lớn đựng sữa bâu đầy đặc chuột. Chuột ở khắp mọi nơi, sưởi nắng trên bậc thềm, ngủ vắt vẻo trên các thanh sắt, nép mình bên hành lang cẩm thạch, trên bậu rửa tay, trên cửa ra vào…
Nếu ai được một chú chuột chạy qua chân hay nhìn thấy chú chuột trắng, nghĩa là bạn sẽ được ban phước lành. Các chú chuột trắng được coi là những vị thần đặc biệt, là hiện thân của nữ thần Karni Mata và dòng họ của bà.
Thậm chí nếu bạn ăn đồ ăn của chuột, điều này sẽ còn tốt hơn nữa.
Ai cũng cố gắng chụp cho mình một tấm ảnh với những chú chuột, dù có người sợ đến phát khiếp.
Đền Karni Mat, được xây dựng vào những năm 1900 bởi Maharaja Ganga Singh, và nhận được sự bảo vệ của nữ thần Durga. Truyền thuyết kể rằng trong những năm 1400, khi một đứa trẻ con của một thành viên trong thị tộc của nữ thần Durga chết, bà đã cầu xin thần Yama - vị thần chết đưa đứa trẻ trở lại sự sống nhưng tiếc rằng vị thần này đã từ chối. Bà vẫn tiếp tục van xin và cuối cùng thần chết cũng đồng ý, nhưng chỉ có một cách để cậu bé tái sinh trở lại là đầu thai sống kiếp chuột, bà đã thỏa thuận với thần Yama rằng tất cả các thành viên đã chết trong thị tộc của bà sẽ sống kiếp chuột cho đến khi họ được đầu thai thành người.
Nếu một ai đó vô tình giẫm chết một con chuột khi bước vào ngôi đền thì họ phải mua lại một con rắn vàng hay một con chuột bạc đặt trong đền thờ để chuộc lỗi với con chuột đã chết.
Theo Dantri