Batek (hay Bontok, Batok) là biểu tượng của sự gan dạ ở Philippines, dùng để đánh dấu sự trưởng thành của người được xăm. Người thợ xăm sẽ dùng mũi kim (gisi) được gắn vào một thanh gỗ nhỏ (pat-ik) để xăm lên da hình các con vật như: chim, rết, thằn lằn...
Sak Yant (hay Sak Yan, Yantra) là một loại hình xăm được nhà sư xăm lên người các chiến binh xưa để bảo vệ và tiếp thêm sức mạnh cho họ trong các trận chiến ở Thái Lan và Campuchia . Các nghệ nhân xăm Sak Yant dùng thanh nhọn được làm bằng sắt hoặc tre (mai sak) nhúng vào một loại mực đặc biệt làm từ nọc rắn, than, các loại thảo mộc, tàn thuốc và xăm lên da. Nhưng không ai biết được đầy đủ các nguyên liệu thực sự trong mực vì đó là bí mật của các nhà sư.
Hình xăm ở Nhật Bản được coi là biểu tượng tâm linh, dùng để trang trí cơ thể và đôi khi cũng là hình phạt. Thường hình xăm Irezumi gắn liền với tội ác và hình ảnh các băng đảng mafia khét tiếng. Một vài mẫu phổ biến của loại hình xăm này là: cá vàng mùa thu, hổ và cây tre..
Từ 'tattoo' (trong tiếng Anh có nghĩa là hình xăm) được nhiều người tin rằng xuất hiện do sự phát âm thiếu chính xác của 'tatau' (tiếng Samoa). Hình xăm truyền thống của đàn ông Samoa là pe’a, xuất hiện từ hông đến đầu gối, còn phụ nữ là malu, từ đùi xuống dưới đầu gối.
Ta Moko là hình xăm truyền thống của bộ lạc Maori, có nguồn gốc từ New Zealand – Đông Polynesia. Nó thể hiện chính xác về người mang hình xăm khi cho biết sự hiểu biết và địa vị xã hội của họ. Moko thường được xăm ở cằm hoặc gót chân vì họ coi đầu là bộ phận linh thiêng nhất của cơ thể.
Một trong những bộ tộc lâu đời của người Đài Loan: tộc Atayal (hay còn được biết đến với tên gọi Tayal hay Tayan) có truyền thống xăm mặt ptasan. Khi đến một độ tuổi nhất định, người đàn ông sẽ được xăm lên trán và khi làm cha thì thêm hình ở dưới cằm.
Còn với người phụ nữ thì phải hoàn thành công việc gia đinh, đồng áng để có được hình xăm. Theo truyền thống, hình xăm cũng là phần thưởng cho các cuộc đi săn thành công. Bộ tộc xăm bằng cách dùng một loại búa đặc biệt (totsin) đóng vào atok (một bàn chải gồm 4-16 chiếc kim là gai từ cây cam hoặc quýt đã được tẩm mực ihoh), khắc vào da.
Mehndi là một loại hình của nghệ thuật vẽ Henna đã tồn tại 5.000 năm ở Ấn Độ. Loại hình xăm này thường được sử dụng vào các dịp quan trọng như: đám cưới (xăm trên người cô dâu), sinh nhật hay các ngày lễ... Vẽ Henna được cho là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và khoái lạc. Người Ấn Độ xăm bằng bột Henna đựng trong túi nhỏ và vẽ lên tay, chân.
Theo VnExpress