![]() |
Tranh khắc "Làng quan họ quê tôi" được họa sĩ Trần Nguyên Đán hoàn thành năm 1973. Ảnh: Lê Bích. |
Triển lãm sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và kéo dài trong vòng 1 tuần (21-27/3). Dù là triển lãm trưng bày các tác phầm của mình, nhưng lần này họa sĩ Trần Nguyên Đán sẽ xuất hiện với tư cách một nhân vật. Bởi toàn bộ tranh khắc gỗ, mộc bản của người họa sĩ tài ba sắp được mang ra trưng bày tại triển lãm ấy hiện nay đều nằm trong bộ sưu tập của Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội – Nguyễn Thị Thu Hòa.
Bà Hòa cho biết: “Đây là họa sĩ đầu tiên tôi sưu tập được tác phẩm một cách hệ thống, từ những tác phẩm đầu tay khi họa sĩ còn ngồi trên ghế nhà trường cho tới những sáng tác gần đây của ông”. Được biết, những tác phẩm tranh khắc gỗ và mộc bản đều là kết quả làm việc và sáng tác nghệ thuật miệt mài của họa sĩ Trần Nguyên Đán trong 45 năm (từ 1970 – 2015).
Sự nghiệp của họa sĩ Trần Nguyên Đán khá đồ sộ, tranh ông hiện có mặt trong nhiều bảo tàng nổi tiếng của Việt Nam như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, Bảo tàng Đà Nẵng… Xem tranh của Trần Nguyên Đán, người ta có thể nhận ra nét truyền thống phảng phất đan cài trong những tác phẩm đồ họa hiện đại, như lối in hiện đại nhiều màu, nhiều sắc độ từ một bản gỗ duy nhất. Nhờ chất liệu dân gian thấm đẫm, mỗi tác phẩm của Trần Nguyên Đán đều toát lên “mộc vị” mộc mạc, đằm thắm, trữ tình và “đao vị” khỏe mạnh, rắn rỏi nhưng cũng tinh tế, uyển chuyển. Bởi thế, nhiều người yêu mến đã gọi người họa sĩ tài hoa này là “cây cầu nối giữa truyền thống và hiện đại”.
Nguyễn Thị Thu Hòa là một trong số ít những nhà sưu tập tư nhân ở Việt Nam sưu tập tranh theo chủ đề trọn vẹn hay những tác phẩm ghi dấu chặng đường sáng tác của họa sĩ để hình thành những bộ sưu tập trọn đời.
Hiện nay, nhà sưu tập Nguyễn Thị Thu Hòa có bộ sưu tập tranh khoảng hơn 150 bức, trong đó 100 bức là tranh của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Bà Hòa chia sẻ: “Có được nhiều tranh của ông, đó cũng là cái "duyên" vì không phải họa sĩ nào ở tầm tuổi ấy cũng lưu giữ được những bức từ hồi còn trẻ… Không phải cứ có tiền là có thể sở hữu được bức tranh quý. Mà còn phải có tâm - tầm thì họa sĩ mới nhường lại những đứa con tinh thần của mình.”
Các sáng tác của họa sĩ Trần Nguyên Đán có thể chia thành những chuyên đề lớn về: Phong cảnh, sinh hoạt nông thôn, lễ hội làng nghề, kiến trúc đình chùa, quan họ…; Hà Nội; Huế; Hội An; Dân tộc thiểu số. Ở mỗi chuyên đề, họa sĩ lại có nhiều bức tranh khác nhau “vẽ” nên hình bóng Việt Nam theo con mắt nghệ thuật độc đáo của riêng mình.
Mời độc giả chiêm ngưỡng một Việt Nam mộc mạc trong hình dung và cảm nhận của họa sĩ Trần Nguyên Đán:
Hà Nội:
![]() |
Tác phẩm "Khuê Văn Các" (1968) của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Tác phẩm "Hồ Gươm - Dấu ấn Hà Nội", sáng tác năm 1989. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Nghệ nhân tranh Hàng Trống, 1976. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Chùa Tây Phương, sáng tác năm 1977. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Múa rối nước 2007. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Đền Ngọc Sơn 2011. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
"Hà Nội trong mắt tôi", 2011. Ảnh: Lê Bích. |
Hội An:
![]() |
Người bán tò he Hội An, 1998. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Hội An phố, 1991. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Chùa Cầu Nhật Bản Hội An 1992. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Phố cổ Hội An, 1993. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
"Phố cổ Hội An" vẫn là những mái nhà cổ xô nghiêng, con ngõ dài hẹp, nhưng trong cảm nhận của Trần Nguyên Đán mỗi lần mỗi khác. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Đêm Hội An, 2002. Ảnh: Lê Bích. |
Huế:
![]() |
"Cổng thành Huế", sáng tác năm 1984. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Tác phẩm "Sông Hương" của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Bức tranh "Nhớ sông Hương", sáng tác năm 2000. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Thuyền sông Hương, 1996. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Cảm hứng làng Sình, Huế, 2006. Ảnh: Lê Bích. |
Hạ Long:
![]() |
"Núi Bài Thơ, vịnh Hạ Long" trong mắt nhìn của Trần Nguyên Đán. Ảnh: Lê Bích. |
Chủ đề miền núi và những chủ đề khác:
![]() |
Cô gái Dao đỏ và chàng trai người H’Mông 2012. Ảnh: Lê Bích |
![]() |
Ký họa chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn của họa sĩ Trần Nguyên Đán. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
"Mỗi người một dân tộc", tranh sáng tác năm 2012. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
"Chợ trâu Tây Bắc" tái hiện nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
Làng Nhị Khê, quê ngoại Nguyễn Trãi, 1979. Ảnh: Lê Bích. |
![]() |
"Cổng thành Kiên Giang" trong tranh Trần Nguyên Đán. Ảnh: Lê Bích. |
Minh Phương