Ảnh: Internet |
Thời gian tổ chức: 16 – 18/3 (8-10/2 âm lịch)
Địa điểm tổ chức: Đồ Sơn, Hải Phòng
Đối tượng suy tôn: tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến ra khơi an toàn, bội thu và cầu mong thần phù hộ một năm ra khơi, sản xuất, làm ăn may mắn, thuận lợi.
Đặc điểm:
Nghi lễ chính thức diễn ra lúc 23 giờ đêm, các bè lễ trang trí, đồ lễ được các tàu, thuyền của ngư dân kéo ra biển trước sự chứng kiến của đông đảo ngư dân, du khách thập phương như để tỏ lòng biết ơn thần Nam Hải Đại Vương luôn che chở, bảo vệ ngư dân có những chuyến ra khơi an toàn, bội thu. Điều đặc biệt là tất cả đồ cũng tế không đốt mà được thả trôi xuống biển. Đây cũng là nghi lễ cầu mong thần phù hộ một năm ra khơi, sản xuất, làm ăn may mắn, thuận lợi. Bên cạnh nghi lễ truyền thống, lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa trên đảo như lễ thả bè ngựa trên biển, rước lễ từ đất liền ra đảo, hát trầu văn tại đền thờ Nam Hải Đại vương.
Mỗi năm lễ hội thu hút hàng nghìn, hàng vạn lượt khách về Đồ Sơn và ra đảo dự hội. Công tác chuẩn bị được quận Đồ Sơn đặc biệt coi trọng, nhất là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho những chuyến tàu, vào ra đón khách từ Bến Nghiêng. Năm nay, chất lượng dịch vụ tại lễ hội có nhiều cải thiện. Khu vực bến Nghiêng đến lối lên và trong các khoang tàu đều khá sạch sẽ, ngăn nắp. Hệ thống ghế ngồi bảo đảm thuận tiện giúp hành khách có điều kiện ngắm cảnh bán đảo Đồ Sơn. Đội ngũ phục vụ trên tàu hoạt động chuyên nghiệp, hướng dẫn, giúp đỡ khách lên tàu, bố trí chỗ ngồi và sẵn sàng giới thiệu với du khách về lịch sử Hòn Dấu cũng như lễ hội Đảo Dấu và du lịch Đồ Sơn.
Thăm đảo Dấu, du khách không chỉ được hòa mình vào không khí sôi động của các nghi lễ và hoạt động độc đáo của lễ hội, mà còn có dịp tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hệ thống rừng nguyên sinh, ngọn hải đăng và những bãi đá cổ.
Theo Cinet