17:26 22/12/2024

Lễ hội Gióng

17:45 10/05/2016

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Lễ hội Gióng - 1
Ảnh: Internet

Thời gian: 12/05/2016 - 18/05/2016 (06/04/2016 - 12/04/2016 âm lịch)

Địa điểm: Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Đối tượng suy tôn: Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương).

Đặc điểm: Phường ải Lao múa hát thờ thần; múa "ba ván thuận, ba ván nghịch" mô tả ông Gióng đánh trận.

Tôn vinh thánh Gióng, có nhiều lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ để kỷ niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trong số lễ hội đó, hội Gióng quan trọng và hoành tráng nhất là lễ hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng (còn gọi là đền Gióng, đền Thượng), xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ngoài ra, ở Hà Nội còn có những hội Gióng được tổ chức ở một số xã khác như: hội Dóng Chi Nam (xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm); hội Gióng Xuân Đỉnh (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm); hội Gióng Sóc Sơn (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn); hội Gióng Bộ Đầu (xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín).

Lịch lễ hội

Ngày 6 tháng 4: Lễ rước nước là nghi thức lấy nước từ giếng trong đền Mẫu (còn gọi là đền Hạ, thờ mẹ Thánh Gióng) để rửa binh khí.

Ngày 7 tháng Tư: Lễ rước cờ lệnh đến đặt trước cửa đền Mẫu, có lễ rước cỗ chay từ đền Mẫu về đền Thượng để tế Thánh trong tiếng hát của phường Ải Lao. Tiếp đó là lễ rước khám đường với ý nghĩa thám thính đường ra trận.

Ngày 8 tháng Tư: Lễ tế Thánh rồi mở cửa đền để dân chúng vào lễ Thánh.

Ngày 9 tháng Tư: Đội quân Văn Lang tập kết ở đền Thượng và làm lễ tế có phường Ải Lao múa hát thờ thần; diễn trận tái hiện sự tích ông Gióng đánh giặc Ân với các cuộc múa cờ, giành chiếu.

Ngày 10 tháng Tư: Lễ rước vãn để điểm quân, kiểm tra lại khí giới và làm lễ tạ Thánh Gióng, mở tiệc ở đền Thượng khao tướng sỹ. Tướng giặc đầu hàng đến dâng lễ vật và cũng được mời dự tiệc.

Ngày 11 tháng Tư: Tổ chức lễ rửa hội, rước nước rửa binh khí. Trò chơi diễn ra khắp nơi, có giải đấu vật, diễn trò trước đền Thượng cùng với hát chúc tụng Thánh.

Ngày 12 tháng Tư: Lễ rước cắm cờ, quân Văn Lang rà soát lại chiến trường từ Động Đàm đến Sòi Bia xem quân địch có còn sót lại không. Cờ trắng được cắm dọc đường biểu trưng cho việc kẻ địch đã thực sự đầu hàng. Buổi sáng cũng có thi hát và chọn ra 4 cô gái hát hay nhất để ca khúc Lạc thành, biểu hiện niềm vui thắng giặc, đất nước thanh bình khi mãn hội. Buổi chiều làm lễ tế cáo thắng trận với trời đất và hạ hội.

Lịch hành hội theo truyền thống như trên nhưng Hội Gióng có thể được rút ngắn, các hoạt động được bố trí dồn lại trong ít ngày hơn. Tuy nhiên nghi thức tái hiện chiến công thắng giặc Ân của Thánh Gióng bao giờ cũng diễn ra vào ngày chính hội, mùng 9 tháng Tư.

Theo Vietnamtourism

Điểm đến

Phong cách

Ảnh-Video

Cộng đồng

Check in

Tình yêu - Đôi lứa

Timeout news

Đang thu hút

Homestay Đà Lạt